Thủ tục đền bù thiệt hại về tài sản cho cá nhân bị thiệt hại về tài sản do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia được thực hiện thế nào?
- Những thiệt hại về tài sản nào được đền bù cho cá nhân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia?
- Thủ tục đền bù thiệt hại về tài sản cho cá nhân bị thiệt hại về tài sản do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia được thực hiện thế nào?
- Chủ thể nào có quyền quyết định đền bù thiệt hại về tài sản cho cá nhân bị thiệt hại về tài sản do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia?
Những thiệt hại về tài sản nào được đền bù cho cá nhân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia?
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 16/2006/NĐ-CP về thiệt hại về tài sản được đền bù như sau:
Thiệt hại về tài sản được đền bù
1. Thiệt hại về tài sản được đền bù bao gồm:
a) Tài sản bị mất;
b) Tài sản bị hủy hoại, bị hư hỏng mà không có khả năng khôi phục nguyên trạng;
c) Các chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
2. Giá trị tài sản bị thiệt hại được xác định theo giá thị trường của tài sản đó tại địa phương vào thời điểm tài sản bị thiệt hại, trừ đi phần khấu hao tài sản.
3. Nếu tài sản bị thiệt hại có khả năng phục hồi nguyên trạng thì được phục hồi, nếu không phục hồi được nguyên trạng thì được đền bù.
Theo quy định trên, những thiệt hại về tài sản được đền bù cho cá nhân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia gồm tài sản bị mất; tài sản bị hủy hoại, bị hư hỏng mà không có khả năng khôi phục nguyên trạng và các chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia (Hình từ Internet)
Thủ tục đền bù thiệt hại về tài sản cho cá nhân bị thiệt hại về tài sản do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia được thực hiện thế nào?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 16/2006/NĐ-CP quy định về thủ tục giải quyết đền bù thiệt hại về tài sản như sau:
Thủ tục giải quyết đền bù thiệt hại về tài sản
1. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia các cấp có trách nhiệm xem xét, quyết định việc đền bù thiệt hại về tài sản cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản do cơ quan mình trực tiếp quản lý. Trường hợp vụ việc do cơ quan, tổ chức khác phát hiện thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm chuyển giao cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có thẩm quyền những tài liệu có liên quan đến sự việc đã gây thiệt hại về tài sản để xem xét, quyết định việc đền bù.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm xem xét, ra quyết định việc đền bù thiệt hại về tài sản cho các đối tượng bị thiệt hại về tài sản tại địa phương mình theo đề nghị của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia (trong các trường hợp đối tượng bị thiệt hại về tài sản không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý).
3. Đối tượng bị thiệt hại về tài sản có quyền đề nghị trực tiếp hoặc gửi đơn đến cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có liên quan đề nghị được đền bù thiệt hại. Đề nghị cần trình bày rõ nội dung sự việc đã gây ra thiệt hại, những tài sản bị thiệt hại, giá trị thiệt hại và mức đền bù, kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng cứ chứng minh giá trị tài sản, giá trị tài sản bị thiệt hại và các tài liệu liên quan khác (nếu có) để làm căn cứ giúp cơ quan có trách nhiệm xem xét, quyết định việc đền bù. Trường hợp cần bổ sung tài liệu làm căn cứ xem xét, giải quyết đền bù thì cơ quan nhận đơn phải hướng dẫn người bị thiệt hại về tài sản thu thập, cung cấp, bổ sung tài liệu hoặc tự thu thập, bổ sung.
...
Theo đó, thủ tục đền bù thiệt hại về tài sản cho cá nhân bị thiệt hại về tài sản do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia được thực hiện theo quy định tại Điều 9 nêu trên.
Chủ thể nào có quyền quyết định đền bù thiệt hại về tài sản cho cá nhân bị thiệt hại về tài sản do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia?
Theo Điều 10 Nghị định 16/2006/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyết định đền bù thiệt hại về tài sản như sau:
Thẩm quyền quyết định đền bù thiệt hại về tài sản
1. Những người sau đây có thẩm quyền quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị đến dưới 5.000.000 (năm triệu) đồng đối với đối tượng bị thiệt hại về tài sản do đơn vị mình quản lý:
a) Trưởng phòng, Phó trưởng Phòng Nghiệp vụ an ninh thuộc công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Trưởng công an, Phó trưởng công an cấp huyện phụ trách an ninh;
c) Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng phòng, Phó trưởng Phòng Bảo vệ an ninh quân đội thuộc các tổng cục, quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng trong Quân đội nhân dân.
2. Những người sau đây có thẩm quyền quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị đến dưới 10.000.000 (mười triệu) đồng đối với đối tượng bị thiệt hại về tài sản do cơ quan mình quản lý:
a) Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh; Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo; Tư lệnh, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an;
b) Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo; Tư lệnh, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng - Bộ Quốc phòng;
c) Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ thuộc Tổng cục An ninh, Tổng cục Tình báo - Bộ Công an;
...
3. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị đến dưới 10.000.000 (mười triệu) đồng đối với các đối tượng bị thiệt hại về tài sản cư trú tại địa phương mình (trong các trường hợp đối tượng bị thiệt hại về tài sản không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý).
...
Như vậy, tùy thuộc vào giá trị tài sản được đền bù thiệt hại mà chủ thể nào có quyền quyết định đền bù thiệt hại về tài sản cho cá nhân bị thiệt hại về tài sản do tham gia bảo vệ an ninh quốc có sự khác nhau được quy định tương ứng tại Điều 10 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.