Thứ tự ưu tiên đối với các hộ gia đình được vay tiền để xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung được quy định như thế nào?
- Thứ tự ưu tiên đối với các hộ gia đình được vay tiền để xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung được quy định như thế nào?
- Thời hạn cho vay đối với các hộ gia đình được vay tiền để xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung là bao lâu?
- Cách thức thực hiện vay tiền để xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung được quy định như thế nào?
Thứ tự ưu tiên đối với các hộ gia đình được vay tiền để xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 41/2014/TT-NHNN quy định như sau:
Nguyên tắc cho vay
1. Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đúng đối tượng trên cơ sở danh sách hộ nghèo được vay vốn tại Đề án hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và cung cấp.
2. Căn cứ tình hình nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội phân bổ cho chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội, cho vay hộ gia đình theo thứ tự ưu tiên và thời gian thực hiện hỗ trợ quy định tại Điều 3, khoản 2 Điều 8 Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg.
3. Đảm bảo vốn cho vay trực tiếp đến với từng hộ gia đình.
4. Hộ gia đình vay vốn đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả vốn vay và lãi vốn vay đúng thời hạn theo cam kết.
Và căn cứ theo Điều 3 Quyết định 48/2014/QĐ-TTg quy định như sau:
Xếp loại thứ tự ưu tiên hỗ trợ
Thực hiện ưu tiên hỗ trợ trước cho các đối tượng theo thứ tự sau:
1. Hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số.
2. Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật...).
3. Hộ gia đình đang sinh sống tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn và thôn đặc biệt khó khăn.
4. Hộ gia đình đang cư trú tại các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ.
5. Các hộ gia đình còn lại.
Theo đó, thứ tự ưu tiên đối với các hộ gia đình được vay tiền để xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung được quy định như sau:
- Hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số.
- Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật...).
- Hộ gia đình đang sinh sống tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn và thôn đặc biệt khó khăn.
- Hộ gia đình đang cư trú tại các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP.
- Các hộ gia đình còn lại.
Xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung (Hình từ Internet)
Thời hạn cho vay đối với các hộ gia đình được vay tiền để xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 41/2014/TT-NHNN quy định như sau:
Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay là 10 năm, trong đó thời gian ân hạn trả nợ gốc, lãi là 05 năm tính từ thời điểm hộ gia đình bắt đầu nhận khoản vốn vay đầu tiên.
Như vậy, thời hạn cho vay đối với các hộ gia đình được vay tiền để xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung là 10 năm, trong đó thời gian ân hạn trả nợ gốc, lãi là 05 năm tính từ thời điểm hộ gia đình bắt đầu nhận khoản vốn vay đầu tiên.
Cách thức thực hiện vay tiền để xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Quyết định 48/2014/QĐ-TTg quy định như sau:
Cách thức thực hiện
1. Bình xét và phê duyệt danh sách các hộ gia đình được hỗ trợ
a) Các thôn tổ chức bình xét đối tượng và phân loại ưu tiên theo đúng quy định, đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng, minh bạch và gửi danh sách số hộ được bình xét lên Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, tổng hợp danh sách số hộ được hỗ trợ, đồng thời lập danh sách các hộ có nhu cầu vay vốn trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm cơ sở lập và phê duyệt Đề án hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt trên địa bàn.
2. Cấp vốn xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt
a) Căn cứ số vốn được phân bổ từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân bổ vốn cho cấp huyện, đồng thời gửi danh sách vay vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện cho vay;
b) Căn cứ số vốn được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân bổ, Ủy ban nhân dân cấp huyện phân bổ vốn hỗ trợ cho cấp xã;
Việc quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
c) Đối với vốn vay, hộ gia đình thực hiện thủ tục, quy trình vay vốn theo hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách xã hội;
d) Đối với vốn huy động từ “Quỹ vì người nghèo” và các đóng góp tự nguyện khác trên địa bàn, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp hỗ trợ cho các hộ thuộc diện đối tượng.
3. Thực hiện giải ngân
a) Đối với vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
Thực hiện giải ngân lần đầu 70% vốn hỗ trợ theo quy định đối với những hộ gia đình thực hiện xây dựng mới sau khi hoàn thành phần móng và đối với những hộ gia đình thực hiện cải tạo, nâng tầng nhà ở đã có sau khi hoàn thành 30% khối lượng công việc xây dựng sàn vượt mức ngập lụt; giải ngân tiếp 30% còn lại sau khi các hộ gia đình hoàn thành công trình.
b) Đối với vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội
Thực hiện giải ngân 100% vốn vay theo quy định đối với những hộ gia đình thực hiện xây dựng mới sau khi hoàn thành phần móng và đối với những hộ gia đình thực hiện cải tạo, nâng tầng nhà ở đã có sau khi hoàn thành 30% khối lượng công việc xây dựng sàn vượt mức ngập lụt.
4. Thực hiện xây dựng
Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các hộ gia đình xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt đảm bảo yêu cầu về diện tích và chất lượng theo quy định của Quyết định này và vận động các hộ gia đình tự tổ chức xây dựng. Đối với hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật…) không thể tự xây dựng được thì Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của địa phương tổ chức xây dựng cho các đối tượng này.
Do đó, cách thức thực hiện vay tiền để xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.