Thử tính vận hành đối với thiết bị báo cháy bằng âm thanh có tiếng nói được pháp luật quy định như thế nào?
Thiết bị báo cháy bằng âm thanh có tiếng nói theo quy định pháp luật
Căn cứ theo tiểu mục 4.4 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-3:2015 (ISO 7240-3:2010) về Hệ thống báo cháy - Phần 3: Thiết bị báo cháy bằng âm thanh quy định thiết bị báo cháy âm thanh có tiếng nói như sau:
"4.4 Thiết bị báo cháy bằng âm thanh có tiếng nói
4.4.1 Các thiết bị báo cháy bằng âm thanh sử dụng thông báo bằng tiếng nói phải có khả năng phát ra tín hiệu cảnh báo bằng âm thanh và một thông báo hoặc các thông báo bằng tiếng nói.
4.4.2 Các thông báo liên quan đến an toàn cháy phải do nhà sản xuất công bố và phải được cơ quan có thẩm quyền thử nghiệm xem xét. Thông báo dùng cho trường hợp xấu nhất phải được đánh giá về sự phù hợp.
Khi lựa chọn thông báo cho trường hợp xấu nhất, nên xem xét đến độ dài của thông báo, âm lượng và khoảng thời gian lặp lại.
4.4.3 Đối với các thông báo yêu cầu phải có hành động ngay lập tức, tín hiệu cảnh báo và trình tự thông báo do thiết bị phát thanh ra phải ở trong các giới hạn sau:
a. Tín hiệu cảnh báo, kéo dài từ 2 s đến 10 s, theo sau là
b. Khoảng lặng, kéo dài từ 0,25 s đến 2 s, theo sau là
c. Thông báo bằng tiếng nói, theo sau là
d. Khoảng lặng, kéo dài từ 0,25 s đến 5 s.
Thời gian cho mỗi chu kỳ không được vượt quá 30 s.
Trong một số trường hợp, khoảng lặng có thể cần phải dài hơn so với quy định, ví dụ trong các không gian có thời gian dội âm dài, nhưng phải bảo đảm khoảng thời gian bắt đầu của mỗi chu trình không cách nhau quá 30 s.
Đối với các thông báo khác, cho phép kéo dài một trong hai hoặc cả hai khoảng lặng sau thông báo bằng tiếng nói và khoảng thời gian trong đó thông báo được lặp lại.
4.4.4 Sự truy cập chức năng ghi thông báo phải được hạn chế như đã quy định trong 4.6.4.
Những người đã được đào tạo để sử dụng đúng micro nên được sử dụng để ghi âm các thông báo. Nên thực hiện việc ghi âm trong một phòng có môi trường âm thanh được kiểm soát và có nền độ ồn xung quanh thang A không lớn hơn 30 dB và thời gian dội âm không lớn hơn 0,5 s từ 150 Hz đến 10 kHz."
Báo cháy bằng âm thanh có tiếng nói (Hình từ Internet)
Thử tính vận hành đối với thiết bị báo cháy bằng âm thanh có tiếng nói được pháp luật quy định như thế nào?
Tại tiểu mục 5.18 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-3:2015 (ISO 7240-3:2010) về Hệ thống báo cháy - Phần 3: Thiết bị báo cháy bằng âm thanh quy định thiết bị báo cháy âm thanh có tiếng nói quy định:
"5.18 Thử tính vận hành đối với thiết bị báo cháy bằng âm thanh có tiếng nói
5.18.1 Mục tiêu của phép thử
Mục tiêu của phép thử là kiểm tra bảo đảm cho mức công suất tín hiệu ra của thông báo từ thiết bị báo cháy bằng âm thanh có tiếng nói là đủ so với mức công suất của tín hiệu cảnh báo.
5.18.2 Quy trình thử
Đo mức áp suất âm thanh của thông báo bằng tiếng nói và mức công suất âm thanh của tín hiệu cảnh báo như đã quy định trong Phụ lục A, chỉ trừ các phép đo ở vị trí 15° và 90° tính từ đường trục của mẫu thử, được yêu cầu (xem Hình A.2 và Hình A.3).
Đối với mỗi góc, ghi lại các giá trị đo tính bằng dB của thông báo bằng tiếng nói tương đương với mức áp suất âm thanh thang A, Leq trên 1 min.
5.18.3 Yêu cầu
Đối với mỗi góc, mức áp suất âm thanh của thông báo bằng tiếng nói, Leq phải nhỏ hơn 6 dB so với mức đo được đối với tín hiệu cảnh báo.
CHÚ THÍCH: Độ chỉnh lệch trong phép đo các mức áp suất âm thanh của thông báo bằng tiếng nói và các mức áp suất âm thanh của tín hiệu cảnh báo sẽ thay đổi tùy thuộc vào tần số của tín hiệu cảnh báo."
Thử trình tự định mức thời gian cho các thiết bị báo cháy bằng âm thanh có tiếng nói
Tại tiểu mục 5.19 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-3:2015 (ISO 7240-3:2010) về Hệ thống báo cháy - Phần 3: Thiết bị báo cháy bằng âm thanh quy định thiết bị báo cháy âm thanh có tiếng nói
"5.19.1 Mục tiêu của phép thử
Mục tiêu của phép thử là kiểm tra bảo đảm cho trình tự của tín hiệu và định mức thời gian của thông báo bằng tiếng nói và của tín hiệu cảnh báo ở trong phạm vi của các yêu cầu.
5.19.2 Quy trình thử
Đấu nối mẫu thử vào nguồn cấp điện thích hợp và chỉnh đặt nguồn điện ở điện áp nhỏ nhất do nhà sản xuất công bố.
Đưa trình tự tín hiệu vào hoạt động.
Lặp lại các phép đo sáu lần.
Lặp lại quy trình có nguồn cấp điện được đặt ở điện áp lớn nhất do nhà sản xuất công bố.
5.19.3 Các phép đo trong quá trình ổn định hóa
Tại mỗi giá trị đặt của điện áp đo trình tự và khoảng thời gian của tín hiệu cảnh báo, các khoảng thời gian yên lặng và thông báo bằng tiếng nói.
5.19.4 Yêu cầu
Các giá trị đo của 5.19.3 phải nằm trong phạm vi các giới hạn được quy định trong 4.4.3."
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.