Thủ thuật thực hiện bột chữ U có cần gây mê người bệnh hay không? Theo dõi và xử trí tai biến cho người bệnh như thế nào?
Thủ thuật thực hiện bột chữ U có cần gây mê người bệnh hay không?
Bột chữ U là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.
Căn cứ theo tiểu mục V Mục 4 Quy trình kỹ thuật bột chữ U ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
4. BỘT CHỮ U
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH BÓ BỘT
Chỉ mô tả cách bó bột (cách nắn, xem bài điều trị nắn gẫy xương cánh tay, song về sơ bộ việc nắn xương cánh tay người ta cũng không chú trọng đến kết quả sửa chữa di lệch chồng cho lắm, vì xương cánh tay có bị ngắn 1 chút cũng không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và cơ năng, nhưng quan trọng nhất là giữ trục cho tốt.
Có 2 cách bó bột Chữ U, tùy thuộc người bệnh được gây mê hay không.
1. Không gây mê (gẫy không lệch, ít lệch, gây tê nắn): người bệnh ngồi bó bột.
...
2. Có gây mê
...
Như vậy việc thực hiện bột chữ U có thể được gây mê hoặc không tùy từng trường hợp cụ thể được quy định như trên.
Thủ thuật (Hình từ Internet)
Thủ thuật thực hiện bột chữ U có gây mê thì như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục V Mục 4 Quy trình kỹ thuật bột chữ U ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
4. BỘT CHỮ U
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH BÓ BỘT
...
2. Có gây mê
- Thì 1: tương tự như trường hợp không gây mê.
- Thì 2: gây mê, người bệnh không ngồi để bó bột được, mà phải nằm. Sau khi bó xong thì 1, đỡ người bệnh cho giải phóng toàn bộ phần ngực và cổ bằng cách dùng 1 bàn hoặc ghế có độ cao tương tự bàn nắn, kê nẹp gỗ hoặc nẹp kim loại đã được chuẩn bị, 2 đầu của nẹp đỡ cần được đặt vững chắc trên 2 bàn để đỡ lưng và cổ người bệnh, khoảng cách giữa 2 bàn tùy thuộc thể hình người bệnh. Nếu dùng bàn nắn là kiểu bàn mổ, thì quay vô lăng cho phần đuôi bàn thõng xuống dưới để giải phóng toàn bộ ngực và cổ người bệnh, cũng dùng nẹp đỡ như trên.
Việc bó bột thì 2 và liên kết bột 2 thì với nhau cũng tương tự như bó bột khi người bệnh ngồi bó vậy. Bó bột xong, bột gần khô thì rút bỏ nẹp đỡ, nắn sửa bột khỏi lồi lõm do nẹp đỡ gây ra, nhanh chóng đưa người bệnh trở về nằm trên bàn nắn như ban đầu để tiện cho việc theo dõi sau mê.
...
Theo đó, đối với trường hợp ngược lại là có gây mê khi bó bột chữ U như sau:
- Thì 1: tương tự như trường hợp không gây mê.
- Thì 2: gây mê, người bệnh không ngồi để bó bột được, mà phải nằm.
Như vậy, ở trường hợp này có thể thấy rằng chỉ khi nào người bệnh không ngồi để bó bột và thực hiện thủ thuật mà thôi.
Sau khi thực hiện thủ thuật bó bột chữ U thì phải theo dõi và xử trí tai biến cho người bệnh như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục VI và tiểu mục VII Mục 4 Quy trình kỹ thuật bột chữ U ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
4. BỘT CHỮ U
...
VI. THEO DÕI
- Nhẹ thì theo dõi điều trị ngoại trú.
- Nặng hoặc tay sưng nề nhiều thì cho vào viện theo dõi nội trú, kiểm tra đánh giá tình trạng của tay hàng giờ: mạch, cử động, cảm giác, màu da…
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Nếu tay sưng nề cũng nới bột từ nách trở xuống.
- Cần theo dõi cẩn thận trường hợp gây mê, nếu có triệu chứng khó thở thì phải cắt mở dọc phần bột ở ngực để tiện lợi cho việc tiến hành cấp cứu cần thiết.
Theo đó, sau khi thực hiện thủ thuật bó bột chữ U thì phải theo dõi và xử trí tai biến cho người bệnh như sau:
Theo dõi:
- Nhẹ thì theo dõi điều trị ngoại trú.
- Nặng hoặc tay sưng nề nhiều thì cho vào viện theo dõi nội trú, kiểm tra đánh giá tình trạng của tay hàng giờ: mạch, cử động, cảm giác, màu da…
Xử lý tai biến:
- Nếu tay sưng nề cũng nới bột từ nách trở xuống.
- Cần theo dõi cẩn thận trường hợp gây mê, nếu có triệu chứng khó thở thì phải cắt mở dọc phần bột ở ngực để tiện lợi cho việc tiến hành cấp cứu cần thiết.
Như vậy, có thể thấy rằng sau khi thực hiện thủ thuật bó bột chữ U thì phải chú ý đến việc theo dõi và xử trí tai biến đối với người bệnh để đảm bảo xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.