Thử nghiệm định kỳ các máy đo mức âm phải được thực hiện trong điều kiện môi trường như thế nào?

Cho tôi hỏi việc thử nghiệm sơ bộ máy đo mức âm được thực hiện như thế nào? Thử nghiệm định kỳ các máy đo mức âm phải được thực hiện trong điều kiện môi trường như thế nào? Hoạt động thử nghiệm định kỳ các máy đo mức âm phải tuân thủ các yêu cầu chung nào? Câu hỏi của anh N.T.T (An Giang).

Việc thử nghiệm sơ bộ máy đo mức âm được thực hiện như thế nào?

Việc thử nghiệm sơ bộ máy đo mức âm được quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12527-3:2018 (IEC 61672-3:2013) về Điện âm - Máy đo mức âm - Phần 3: Thử nghiệm định kỳ như sau:

Giám sát ban đầu
Trước khi bất cứ phép thử nào, phải thử nghiệm sơ bộ máy đo mức âm và tất cả các phụ kiện bằng mắt thường, chú ý đến các hư hỏng, hoặc chất ngoại lai tích tụ, lưới bảo vệ hoặc màn che của micro. Tất cả các điều khiển có liên quan phải hoạt động để đảm bảo rằng chúng vẫn hoạt động bình thường. Nếu các phần điều khiển, hiển thị, và các bộ phận cần thiết khác không hoạt động bình thường, không tiến hành các thử nghiệm định kỳ.

Theo đó, trước khi bất cứ phép thử nào, phải thử nghiệm sơ bộ máy đo mức âm và tất cả các phụ kiện bằng mắt thường, chú ý đến các hư hỏng, hoặc chất ngoại lai tích tụ, lưới bảo vệ hoặc màn che của micro.

Tất cả các điều khiển có liên quan phải hoạt động để đảm bảo rằng chúng vẫn hoạt động bình thường. Nếu các phần điều khiển, hiển thị, và các bộ phận cần thiết khác không hoạt động bình thường, không tiến hành các thử nghiệm định kỳ.

Thử nghiệm định kỳ các máy đo mức âm phải được thực hiện trong điều kiện môi trường như thế nào?

Thử nghiệm định kỳ máy đo mức âm (Hình từ Internet)

Thử nghiệm định kỳ các máy đo mức âm phải được thực hiện trong điều kiện môi trường như thế nào?

Điều kiện môi trường để thử nghiệm định kỳ các máy đo mức âm được quy định tại Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12527-3:2018 (IEC 61672-3:2013) về Điện âm - Máy đo mức âm - Phần 3: Thử nghiệm định kỳ như sau:

- Các thử nghiệm định kỳ được tiến hành trong các dải điều kiện môi trường sau: từ 80 kPa đến 105 kPa đối với áp suất không khí tĩnh, từ 20 °C đến 26 °C đối với nhiệt độ không khí, và từ 25 % đến 70 % đối với độ ẩm tương đối.

- Áp suất không khí tĩnh, nhiệt độ không khí, và độ ẩm tương đối phải được đo và ghi lại tối thiểu vào lúc đầu và lúc cuối của thử nghiệm định kỳ.

- Trừ khi có sẵn dữ liệu về ảnh hưởng do các độ lệch của các điều kiện môi trường xung quanh so với các điều kiện môi trường tham chiếu đến model của một máy đo mức âm, với các thử nghiệm định kỳ về các trọng số tần số được tiến hành tại áp suất tĩnh nhỏ hơn 97 kPa, phòng thử nghiệm phải gán độ không đảm bảo đo tiêu chuẩn là 0,09 dB cho các đo đạc tại các tần số nhỏ hơn hoặc bằng 3 kHz và độ không đảm bảo đo tiêu chuẩn là 0,14 dB cho các đo đạc tại các tần số lớn hơn 3 kHz.

CHÚ THÍCH: Hai độ không đảm bảo đo tiêu chuẩn này được sử dụng khi không có sẵn các giá trị của độ không đảm bảo đo tiêu chuẩn từ các nguồn được đưa ra như trong 12.6. Hai giá trị này được xác định từ việc ước lượng độ không đảm bảo đo 0,15 dB và 0,25 dB tương ứng do ảnh hưởng lớn nhất của áp suất tĩnh lên đáp tuyến tần số với các model của các micro mà có độ đặc không khí lớn nhất trong hốc sau của micro.

Hoạt động thử nghiệm định kỳ các máy đo mức âm phải tuân thủ các yêu cầu chung nào?

Các yêu cầu chung khi thử nghiệm được quy định tại Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12527-3:2018 (IEC 61672-3:2013) về Điện âm - Máy đo mức âm - Phần 3: Thử nghiệm định kỳ như sau:

- Các thử nghiệm định kỳ được mô tả trong các mục sau áp dụng chỉ cho các tính năng thiết kế được yêu cầu trong TCVN 12527-1 (IEC 61672-1) và có sẵn trong máy đo mức âm được cung cấp để thử nghiệm. Tất cả các tính năng này đều phải được thử nghiệm.

- Với tất cả các thử nghiệm định kỳ, cấu hình của máy đo mức âm phải đúng theo yêu cầu của người sử dụng và phải như quy định trong hướng dẫn sử dụng với một trong số các chế độ hoạt động bình thường, bao gồm tất cả các phụ kiện cần thiết. Với một máy đo mức âm cho phép lựa chọn các thiết lập để hiệu chính theo đáp tuyến tần số tương đối với ảnh hưởng của bất cứ phụ kiện nào hoặc với các cấu hình khác của máy đo mức âm, các thử nghiệm được tiến hành sẽ sử dụng các thiết lập phù hợp với cấu hình của máy đo mức âm trong chế độ hoạt động bình thường của nó. Bất cứ thiết lập nào cũng phải giữ không đổi trong suốt quá trình thử nghiệm.

- Các tín hiệu điện được đưa vào máy đo mức âm thông qua một thiết bị đầu vào hoặc theo các cách quy định trong hướng dẫn sử dụng. Độ lệch của tần số của một tín hiệu vào so với tần số quy định phải không được vượt quá ±0,25 % của tần số quy định.

- Với một máy đo mức âm có đầu ra điện sử dụng để thử nghiệm định kỳ, các chỉ thị thu được từ đầu ra điện và các chỉ thị tương ứng trên thiết bị hiển thị của máy đo mức âm phải được xác nhận là giống hệt nhau và nằm trong các giới hạn chấp nhận đưa ra trong TCVN 12527-1 (IEC 61672-1). Khi có nhiều đầu ra, nếu một đầu ra được quy định trong hướng dẫn sử dụng là dùng để thử nghiệm, thì quá trình thử nghiệm định kỳ phải sử dụng đầu ra đó.

- Phòng thử nghiệm phải sử dụng các thiết bị đã được hiệu chuẩn với số lượng phù hợp và tại các khoảng thời gian phù hợp. Theo yêu cầu, việc hiệu chuẩn phải được theo dõi theo các tiêu chuẩn quốc gia.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

401 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào