Thu hồi Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam trong trường hợp nào?

Tôi có thắc mắc là Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam bị thu hồi trong trường hợp nào? Xử lý chế phẩm sinh học khi thu hồi Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học như thế nào? Câu hỏi của chị Q.G (Tp. Hồ Chí Minh).

Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam bị thu hồi trong trường hợp nào?

Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam bị thu hồi trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 19/2010/TT-BTNMT như sau:

Thu hồi Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học
1. Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học được cấp không đúng quy định;
b) Thay đổi thành phần chế phẩm sinh học;
c) Có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chế phẩm sinh học đã đăng ký lưu hành;
d) Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học hết thời hạn hiệu lực.
...

Theo quy định trên, Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam bị thu hồi trong các trường hợp sau:

- Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học được cấp không đúng quy định;

- Thay đổi thành phần chế phẩm sinh học;

- Có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chế phẩm sinh học đã đăng ký lưu hành;

- Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học hết thời hạn hiệu lực.

Thu hồi Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học

Thu hồi Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học (Hình từ Internet)

Xử lý chế phẩm sinh học khi thu hồi Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học như thế nào?

Xử lý chế phẩm sinh học khi thu hồi Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 19/2010/TT-BTNMT như sau:

Thu hồi Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học
...
2. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học có trách nhiệm thu hồi và xử lý chế phẩm đã được sản xuất, nhập khẩu và đang lưu hành theo quy định của pháp luật.
3. Khi Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học bị thu hồi, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm đưa chế phẩm sinh học này ra khỏi Danh mục chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam và đăng tải trên trang thông tin điện tử (website) của Tổng cục Môi trường.

Như vậy, tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học có trách nhiệm thu hồi và xử lý chế phẩm đã được sản xuất, nhập khẩu và đang lưu hành theo quy định của pháp luật.

Khi Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học bị thu hồi, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm đưa chế phẩm sinh học này ra khỏi Danh mục chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam và đăng tải trên trang thông tin điện tử (website) của Tổng cục Môi trường.

Danh mục chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam do ai lập?

Danh mục chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam được quy định tại Điều 10 Thông tư 19/2010/TT-BTNMT như sau:

Danh mục chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam
1. Chế phẩm sinh học được cấp Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học phải lập thành Danh mục chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam và đăng tải trên trang thông tin điện tử (website) của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường.
2. Định kỳ 06 (sáu) tháng một lần, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường có trách nhiệm lập, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban Danh mục chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam.

Theo quy định trên, chế phẩm sinh học được cấp Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học phải lập thành Danh mục chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam và đăng tải trên trang thông tin điện tử (website) của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường.

Định kỳ 06 (sáu) tháng một lần, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường có trách nhiệm lập, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban Danh mục chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam.

Lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam phải đảm bảo các nguyên tắc gì?

Nguyên tắc lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam được quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2010/TT-BTNMT như sau:

- Tổ chức, cá nhân có chế phẩm sinh học phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để xem xét, cấp Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trước khi đưa vào lưu hành, sử dụng.

- Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên cơ sở kết quả khảo nghiệm và kết luận của Hội đồng Khoa học chuyên ngành đánh giá hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học.

- Tổ chức, cá nhân đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học phải trả phí và lệ phí theo quy định của pháp luật hiện hành.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

400 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào