Thư điện tử rác được xác định dựa vào những tiêu chí nào? Có thể phản ánh, cung cấp các bằng chứng thư điện tử rác thông qua hình thức gì?
Thư điện tử rác được xác định dựa vào những tiêu chí nào?
Tiêu chí xác định thư điện tử rác được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 22/2021/TT-BTTTT như sau:
Quy định bộ tiêu chí nhận diện tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư điện tử rác
...
2. Cuộc gọi được xác định là cuộc gọi rác dựa vào các tiêu chí:
a) Tần suất thực hiện cuộc gọi là số cuộc gọi được thực hiện từ nguồn thực hiện cuộc gọi trong một khoảng thời gian;
b) Đặc điểm hành vi sử dụng: Nguồn gửi chủ yếu sử dụng để gọi đi không nhận và gửi tin nhắn; Tỷ lệ cuộc gọi có thời gian liên lạc ngắn là tỷ lệ số cuộc gọi có khoảng thời gian thực hiện ngắn (từ khi kết nối đến khi kết thúc cuộc gọi) trên tổng số cuộc gọi; Tỷ lệ cuộc gọi có thời gian giữa các cuộc gọi ngắn là tỷ lệ số cuộc gọi có thời gian giữa các cuộc gọi ngắn (khoảng thời gian giữa hai cuộc gọi đi liên tiếp nhau) trên tổng số cuộc gọi; Tỷ lệ gọi đi cho các thuê bao không có mối quan hệ là tỷ lệ cuộc gọi đến các số điện thoại không có mối quan hệ (chưa từng gọi trước đây) trên tổng số cuộc gọi đi.
3. Thư điện tử được xác định là thư điện tử rác dựa vào các tiêu chí:
a) Tần suất gửi thư điện tử: là số thư điện tử được gửi từ một địa chỉ thư điện tử trong một khoảng thời gian;
b) Đặc điểm hành vi sử dụng:
- Nguồn gửi chỉ sử dụng với mục đích gửi thư điện tử không sử dụng để nhận, trao đổi thông tin;
- Tỷ lệ gửi thư điện tử tới các địa chỉ thư điện tử khác không có mối quan hệ: là tỷ lệ gửi thư điện tử tới các địa chỉ thư điện tử không có mối quan hệ (chưa từng trao đổi thư điện tử) trên tổng số thư điện tử gửi đi.
c) Công nghệ sử dụng để gửi, nhận thư.
Như vậy, theo quy định, thư điện tử rác được xác định dựa vào các tiêu chí sau đây:
(1) Tần suất gửi thư điện tử: là số thư điện tử được gửi từ một địa chỉ thư điện tử trong một khoảng thời gian;
(2) Đặc điểm hành vi sử dụng:
- Nguồn gửi chỉ sử dụng với mục đích gửi thư điện tử không sử dụng để nhận, trao đổi thông tin;
- Tỷ lệ gửi thư điện tử tới các địa chỉ thư điện tử khác không có mối quan hệ: là tỷ lệ gửi thư điện tử tới các địa chỉ thư điện tử không có mối quan hệ (chưa từng trao đổi thư điện tử) trên tổng số thư điện tử gửi đi.
(3) Công nghệ sử dụng để gửi, nhận thư.
Thư điện tử rác được xác định dựa vào những tiêu chí nào? (Hình từ Internet)
Người sử dụng có thể phản ánh, cung cấp các bằng chứng thư điện tử rác thông qua hình thức nào?
Hướng dẫn người sử dụng phản ánh, cung cấp các bằng chứng thư điện tử rác được quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BTTTT như sau:
Hướng dẫn người sử dụng phản ánh, cung cấp các bằng chứng tới Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
1. Hướng dẫn người sử dụng phản ánh, cung cấp các bằng chứng tin nhắn rác:
a) Phản ánh qua tin nhắn tới tổng đài 5656: Người sử dụng soạn tin nhắn phản ánh theo cú pháp: S [Nguồn phát tán][Nội dung tin nhắn rác] hoặc S (nguồn phát tán)(Nội dung tin nhắn rác) gửi 5656;
b) Phản ánh theo hướng dẫn tại website thongbaorac.ais.gov.vn hoặc qua tổng đài hoặc ứng dụng.
2. Hướng dẫn người sử dụng phản ánh, cung cấp các bằng chứng cuộc gọi rác:
a) Phản ánh qua tin nhắn tới tổng đài 5656: Người sử dụng soạn tin nhắn phản ánh theo cú pháp: V [Nguồn phát tán][Nội dung cuộc gọi rác] hoặc V (Nguồn phát tán)(Nội dung cuộc gọi rác) gửi 5656;
b) Phản ánh theo hướng dẫn tại website thongbaorac.ais.gov.vn hoặc qua tổng đài hoặc ứng dụng.
3. Hướng dẫn người sử dụng phản ánh, cung cấp các bằng chứng thư điện tử rác:
a) Phản ánh thông qua việc chuyển tiếp thư điện tử rác tới địa chỉ thư điện tử: chongthurac@vncert.vn;
b) Phản ánh theo hướng dẫn tại website thongbaorac.ais.gov.vn hoặc qua tổng đài hoặc ứng dụng.
Như vậy, theo quy định, người sử dụng có thể phản ánh, cung cấp các bằng chứng thư điện tử rác thông qua hình thức sau đây:
(1) Phản ánh thông qua việc chuyển tiếp thư điện tử rác tới địa chỉ thư điện tử: chongthurac@vncert.vn;
(2) Phản ánh theo hướng dẫn tại website thongbaorac.ais.gov.vn hoặc qua tổng đài hoặc ứng dụng.
Cơ quan nào có trách nhiệm hướng dẫn người sử dụng về cách thức ngăn chặn thư điện tử rác?
Việc hướng dẫn cách thức ngăn chặn thư điện tử rác được quy định tại Điều 10 Nghị định 91/2020/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thư điện tử
1. Hướng dẫn Người sử dụng về cách thức chống thư điện tử rác.
2. Hướng dẫn, cung cấp công cụ, ứng dụng cho phép Người sử dụng tự chủ động ngăn chặn thư điện tử rác và phản ánh về thư điện tử rác.
3. Có biện pháp chặn, lọc, cập nhật danh sách các nguồn phát tán thư điện tử rác và có giải pháp để tránh mất mát và ngăn chặn nhầm thư điện tử của Người sử dụng.
4. Giám sát, kiểm soát, rà quét hệ thống máy chủ thư điện tử của mình để đảm bảo không trở thành nguồn phát tán thư điện tử rác.
5. Căn cứ vào bộ tiêu chí nhận diện thư điện tử rác để thực hiện các biện pháp chống, ngăn chặn thư điện tử rác.
6. Lưu lại phần tiêu đề thư điện tử trong thời gian tối thiểu là 180 ngày để phục vụ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thư điện tử quảng cáo.
7. Báo cáo, thống kê định kỳ theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định, Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thư điện tử có trách nhiệm hướng dẫn người sử dụng về cách thức ngăn chặn thư điện tử rác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.