Thông tin về thời hạn sử dụng tốt nhất không áp dụng khi ghi nhãn sản phẩm là thực phẩm bao gói sẵn nào?

Cho tôi hỏi khi ghi nhãn sản phẩm thì cần có nội dung về thời hạn sử dụng tốt nhất của thực phẩm bao gói sẵn, tuy nhiên những sản phẩm bánh mì sử dụng trong ngày thì thường có hạn sử dụng trong 24h thì có cần ghi không? - Câu hỏi của anh Duy Tân (Bình Phước).

Thông tin về thời hạn sử dụng tốt nhất không áp dụng khi ghi nhãn sản phẩm là thực phẩm bao gói sẵn nào?

Thông tin về thời hạn sử dụng tốt nhất không áp dụng khi ghi nhãn sản phẩm là thực phẩm bao gói sẵn nào?

Thông tin về thời hạn sử dụng tốt nhất không áp dụng khi ghi nhãn sản phẩm là thực phẩm bao gói sẵn nào? (Hình từ Internet)

Tại tiểu mục 4.7 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, Sửa đổi 2010) về Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn có nêu về ghi nhãn thời hạn sản phẩm bao gói sẵn như sau:

Ghi nhãn thời hạn và hướng dẫn bảo quản
4.7.1. Khi các tiêu chuẩn tương ứng không quy định thì áp dụng việc ghi nhãn thời hạn như sau:
i) Phải công bố trên nhãn "thời hạn sử dụng tốt nhất trước".
ii) Thời hạn được ghi nhãn ít nhất phải bao gồm các thông tin:
- ngày, tháng sản xuất đối với các sản phẩm có thời hạn sử dụng tốt nhất không quá ba tháng;
- tháng và năm sản xuất đối với các sản phẩm có thời hạn sử dụng tốt nhất trên ba tháng. Nếu thời hạn bắt đầu từ tháng 12, phải ghi rõ năm đó.
iii) Thời hạn phải được ghi rõ bằng các cụm từ:
- "sử dụng tốt nhất trước…", chỉ rõ ngày;
- "sử dụng tốt nhất cho đến… ", trong các trường hợp khác.
iv) Phải ghi các cụm từ trong đoạn iii) kèm theo:
- hoặc thời hạn cụ thể; hoặc
- nơi thời hạn được ấn định.
v) Ngày, tháng và năm phải được ghi theo dãy số không mã hóa. Có thể ghi tháng bằng các chữ cái như ở một số nước nếu việc này không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
vi) Mặc dù đã quy định trong 4.7.1 i) nhưng việc ghi nhãn thời hạn sử dụng tốt nhất không áp dụng cho:
- rau quả tươi, gồm cả khoai tây chưa gọt vỏ, bị cắt hoặc đã xử lý bằng các phương pháp tương tự;
- rượu vang, rượu mùi, rượu vang nổ, rượu vang có tạo hương, rượu vang quả và rượu vang nổ từ quả;
- đồ uống chứa hàm lượng cồn lớn hơn hoặc bằng 10 % theo thể tích;
- các loại bánh mỳ, bánh ngọt, bánh được sản xuất từ bột nhào, theo bản chất của sản phẩm thường được tiêu thụ trong vòng 24 h sau khi sản xuất;
- dấm ăn;
- muối ăn các loại;
- đường ở thể rắn;
- các sản phẩm mứt kẹo chứa các loại đường có mùi và/hoặc có màu.
- kẹo cao su.
4.7.2. Cùng với thời hạn sử dụng tốt nhất, phải công bố trên nhãn tất cả những điều kiện đặc biệt để bảo quản thực phẩm nếu thời hạn sử dụng tốt nhất phụ thuộc vào các điều kiện đó.

Theo đó khi ghi nhãn sản phẩm là thực phẩm bao gói sẵn thì nội dung thời hạn sử dụng tốt nhất không áp dụng cho các sản phẩm sau:

- Rau quả tươi, gồm cả khoai tây chưa gọt vỏ, bị cắt hoặc đã xử lý bằng các phương pháp tương tự;

- Rượu vang, rượu mùi, rượu vang nổ, rượu vang có tạo hương, rượu vang quả và rượu vang nổ từ quả;

- Đồ uống chứa hàm lượng cồn lớn hơn hoặc bằng 10 % theo thể tích;

- Các loại bánh mỳ, bánh ngọt, bánh được sản xuất từ bột nhào, theo bản chất của sản phẩm thường được tiêu thụ trong vòng 24 h sau khi sản xuất;

- Dấm ăn;

- Muối ăn các loại;

- Đường ở thể rắn;

- Các sản phẩm mứt kẹo chứa các loại đường có mùi và/hoặc có màu.

- Kẹo cao su.

Định lượng các thành phần của thực phẩm bao gói sẵn có bắt buộc bổ sung khi ghi nhãn sản phẩm hay không?

Tại Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, Sửa đổi 2010) quy định về những yêu cầu bắt buộc bổ sung khi ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn trong đó phải công bố định lượng các thành phần của sản phẩm, cụ thể như sau:

Những yêu cầu bắt buộc bổ sung khi ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn
5.1. Công bố định lượng các thành phần
5.1.1. Phải nêu rõ tỷ lệ của các thành phần (bao gồm cả các thành phần phức hợp 5) hoặc các nhóm thành phần 6)), tính theo khối lượng hoặc thể tích, tại thời điểm sản xuất, đối với thực phẩm được bán dưới dạng hỗn hợp hoặc phức hợp trong đó:
a) sự có mặt của thành phần này được nhấn mạnh trên nhãn thông qua từ ngữ, hình ảnh hoặc tranh vẽ; hoặc
b) thành phần này không có trong tên thực phẩm nhưng cần thiết để nêu bật đặc trưng của thực phẩm và người tiêu dùng mong muốn có thành phần này trong thực phẩm, tại nơi thực phẩm được bán mà nếu không công bố thành phần này thì sẽ gây hiểu nhầm hoặc lừa dối người tiêu dùng.
Việc công bố như trên không yêu cầu khi:
c) thành phần này được dùng theo lượng nhỏ với mục đích tạo hương; hoặc
d) tiêu chuẩn về sản phẩm cụ thể không tương đồng với các yêu cầu được miêu tả trên đây.
Lưu ý đối với 5.1.1 a):
e) việc nêu thành phần hoặc danh mục các thành phần trong tên thực phẩm không cần kèm theo định lượng nếu việc viện dẫn này không gây hiểu nhầm hoặc lừa dối người tiêu dùng hoặc không tạo ấn tượng không đúng về đặc tính của thực phẩm tại nơi bán vì sự thay đổi về định lượng của thành phần này giữa các sản phẩm không ảnh hưởng đến đặc trưng của sản phẩm hoặc sự phân biệt thực phẩm đó với các sản phẩm tương tự.
5.1.2. Phải công bố thông tin cần thiết nêu trong 5.1.1 trên nhãn sản phẩm theo tỷ lệ phần trăm. Tỷ lệ phần trăm của mỗi thành phần được công bố trên nhãn theo khối lượng hoặc thể tích và được ghi ngay sát các từ ngữ hoặc hình ảnh hoặc đồ họa nhằm nhấn mạnh thành phần cụ thể, hoặc được ghi bên cạnh tên của thực phẩm, hoặc liền kề mỗi thành phần thích hợp được liệt kê trong danh mục thành phần theo tỷ lệ phần trăm tối thiểu và tỷ lệ phần trăm tối đa của thành phần.
Đối với các loại thực phẩm đã bị hao hụt độ ẩm sau khi xử lý nhiệt hoặc cách xử lý khác, tỷ lệ phần trăm (theo khối lượng hoặc thể tích) phải tương ứng với khối lượng của các thành phần được sử dụng, liên quan đến sản phẩm cuối cùng.
Khi khối lượng của một thành phần hoặc của tổng số của tất cả các thành phần được biểu thị trên nhãn vượt quá 100 %, tỷ lệ này có thể được thay thế bằng việc công bố khối lượng của các thành phần được sử dụng để chuẩn bị 100 g sản phẩm cuối cùng.

Việc ghi các thông tin ghi nhãn bắt buộc đối với thực phẩm bao gói sẵn được yêu cầu thế nào?

Tại tiểu mục 8.1 Mục 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, Sửa đổi 2010) có nêu về các yêu cầu chung đối với ghi nhãn bắt buộc thực phẩm bao gói sẵn như sau:

- Nhãn của thực phẩm bao gói sẵn phải được gắn vào bao bì thực phẩm sao cho không bị bong, rơi hoặc tách rời khỏi bao bì.

- Nhãn phải ở vị trí dễ thấy, rõ ràng, không nhòe, bền màu, không tẩy xóa được và dễ đọc đối với người tiêu dùng khi mua sắm hoặc sử dụng trong những điều kiện bình thường.

- Khi bao bì thực phẩm được bao bọc thì mặt bên ngoài của lớp vật liệu bao bọc phải có những thông tin cần thiết của nhãn hoặc lớp vật liệu bao bọc đó phải cho phép đọc được nội dung của nhãn trên bao bì bên trong nó.

- Tên gọi và khối lượng tịnh của thực phẩm phải hiển thị ở nơi dễ thấy trên nhãn và trong cùng một tầm nhìn.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,526 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào