Thống kê thư viện được thực hiện nhằm mục đích gì? Hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của thư viện bao gồm những hoạt động nào?
Hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của thư viện bao gồm những hoạt động nào?
Hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của thư viện được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 18/2014/TT-BVHTTDL như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của thư viện là những hoạt động được thực hiện theo quy tắc, quy trình của nghiệp vụ thư viện, bao gồm: xây dựng vốn tài liệu; xử lý tài liệu; tổ chức bộ máy tra cứu; tổ chức tài liệu; bảo quản tài liệu; kiểm kê, thanh lọc tài liệu; tổ chức dịch vụ thư viện; biên soạn ấn phẩm thông tin thư viện; hoạt động truyền thông, vận động; thống kê thư viện.
2. Thư viện điện tử là thư viện trong đó tài liệu được thu thập, lưu giữ, xử lý, tổ chức, tra cứu, sử dụng dưới dạng điện tử.
3. Tài liệu điện tử là tài liệu dưới dạng số hoá, bao gồm báo, tạp chí điện tử, sách điện tử, tài liệu tham khảo dưới dạng trực tuyến hoặc đĩa (CD-ROM), cơ sở dữ liệu toàn văn, thư mục và các thông tin trên mạng.
4. Tài liệu thư viện là những tài liệu được tạo lập trong quá trình xây dựng vốn tài liệu thư viện và bao gồm một số dạng thức chủ yếu sau: giấy, điện tử, đa phương tiện và các dạng thức khác.
5. Xây dựng vốn tài liệu thư viện là việc thực hiện thường xuyên quá trình thu thập, lựa chọn, thanh lọc tài liệu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện và nhu cầu của đối tượng người sử dụng mà thư viện có trách nhiệm phục vụ.
...
Như vậy, theo quy định, hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của thư viện là những hoạt động được thực hiện theo quy tắc, quy trình của nghiệp vụ thư viện, bao gồm:
- Xây dựng vốn tài liệu;
- Xử lý tài liệu;
- Tổ chức bộ máy tra cứu;
- Tổ chức tài liệu;
- Bảo quản tài liệu;
- Kiểm kê, thanh lọc tài liệu;
- Tổ chức dịch vụ thư viện;
- Biên soạn ấn phẩm thông tin thư viện;
- Hoạt động truyền thông, vận động;
- Thống kê thư viện.
Hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của thư viện bao gồm những hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Thống kê thư viện được thực hiện nhằm mục đích gì?
Thống kê thư viện được quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 18/2014/TT-BVHTTDL như sau:
Thống kê thư viện
1. Thống kê thư viện nhằm đánh giá kết quả hoạt động, mức độ đáp ứng của thư viện đối với nhu cầu của người sử dụng; qua đó cung cấp các số liệu cần thiết để cơ quan quản lý thư viện và thư viện có căn cứ xây dựng kế hoạch, duy trì và cải thiện các dịch vụ từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ của thư viện.
2. Một số nội dung thống kê chủ yếu:
a) Thống kê về tài liệu:
- Số lượng vốn tài liệu, bao gồm: đầu sách/bản sách; đầu báo, tạp chí; số lượng tài liệu theo nội dung, dạng thức của tài liệu; số đầu tài liệu/cơ sở dữ liệu;
- Lượt tài liệu được lưu hành, bao gồm: lượt tài liệu được sử dụng tại thư viện, hoặc ngoài thư viện, được truy nhập đối với tài liệu điện tử, tài liệu đa phương tiện; lượt sử dụng tài liệu theo môn loại tri thức.
...
Như vậy, theo quy định, hoạt động thống kê thư viện nhằm mục đích:
- Đánh giá kết quả hoạt động, mức độ đáp ứng của thư viện đối với nhu cầu của người sử dụng;
- Qua đó cung cấp các số liệu cần thiết để cơ quan quản lý thư viện và thư viện có căn cứ xây dựng kế hoạch, duy trì và cải thiện các dịch vụ từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ của thư viện.
Thống kê thư viện bao gồm những nội dung nào?
Nội dung thống kê thư viện được quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 18/2014/TT-BVHTTDL như sau:
Thống kê thư viện
1. Thống kê thư viện nhằm đánh giá kết quả hoạt động, mức độ đáp ứng của thư viện đối với nhu cầu của người sử dụng; qua đó cung cấp các số liệu cần thiết để cơ quan quản lý thư viện và thư viện có căn cứ xây dựng kế hoạch, duy trì và cải thiện các dịch vụ từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ của thư viện.
2. Một số nội dung thống kê chủ yếu:
a) Thống kê về tài liệu:
- Số lượng vốn tài liệu, bao gồm: đầu sách/bản sách; đầu báo, tạp chí; số lượng tài liệu theo nội dung, dạng thức của tài liệu; số đầu tài liệu/cơ sở dữ liệu;
- Lượt tài liệu được lưu hành, bao gồm: lượt tài liệu được sử dụng tại thư viện, hoặc ngoài thư viện, được truy nhập đối với tài liệu điện tử, tài liệu đa phương tiện; lượt sử dụng tài liệu theo môn loại tri thức.
b) Thống kê về người sử dụng:
- Số người đăng ký sử dụng thư viện thường xuyên; số người lần đầu tiên đến đăng ký sử dụng thư viện trong năm;
- Thành phần người sử dụng thư viện;
- Lượt người sử dụng thư viện.
c) Một số nội dung thống kê khác tuỳ theo từng loại hình thư viện, yêu cầu của cơ quan trực tiếp quản lý thư viện và cơ quan quản lý nhà nước về thư viện.
3. Thống kê thư viện phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về thống kê.
Như vậy, theo quy định, thống kê thư viện bao gồm một số nội dung chủ yếu sau đây:
(1) Thống kê về tài liệu:
- Số lượng vốn tài liệu, bao gồm: đầu sách/bản sách; đầu báo, tạp chí; số lượng tài liệu theo nội dung, dạng thức của tài liệu; số đầu tài liệu/cơ sở dữ liệu;
- Lượt tài liệu được lưu hành, bao gồm: lượt tài liệu được sử dụng tại thư viện, hoặc ngoài thư viện, được truy nhập đối với tài liệu điện tử, tài liệu đa phương tiện; lượt sử dụng tài liệu theo môn loại tri thức.
(2) Thống kê về người sử dụng:
- Số người đăng ký sử dụng thư viện thường xuyên; số người lần đầu tiên đến đăng ký sử dụng thư viện trong năm;
- Thành phần người sử dụng thư viện;
- Lượt người sử dụng thư viện.
(3) Một số nội dung thống kê khác tuỳ theo từng loại hình thư viện, yêu cầu của cơ quan trực tiếp quản lý thư viện và cơ quan quản lý nhà nước về thư viện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.