Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với người đại diện phần vốn nhà nước là bao lâu? Thời hạn xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm nào?
Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với người đại diện phần vốn nhà nước là bao lâu?
Thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định tại khoản 1 Điều 57 Nghị định 159/2020/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật đến thời điểm ra thông báo tổ chức cuộc họp kiểm điểm theo quy định tại Điều 65 Nghị định này. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:
a) 02 năm đối với hành vi vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng đến mức bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
b) 05 năm đối với hành vi vi phạm pháp luật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Đối với một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
a) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước là đảng viên có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
b) Có hành vi vi phạm về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
c) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
d) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
...
Như vậy, thời hiệu xử lý kỷ luật đối với người đại diện phần vốn nhà nước được quy định cụ thể như sau:
(1) 02 năm đối với hành vi vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng đến mức bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
(2) 05 năm đối với hành vi vi phạm pháp luật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Lưu ý: Thời hiệu xử lý kỷ luật nêu trên không áp dụng nếu người đại diện phần vốn nhà nước vi phạm thuộc một trong trường hợp sau:
(1) Người đại diện phần vốn nhà nước là đảng viên có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
(2) Có hành vi vi phạm về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
(3) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
(4) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với người đại diện phần vốn nhà nước là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời hạn xử lý kỷ luật đối với người đại diện phần vốn nhà nước được tính từ thời điểm nào?
Thời hạn xử lý kỷ luật được quy định tại khoản 3 Điều 57 Nghị định 159/2020/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
...
3. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước tính từ thời điểm ra thông báo tổ chức cuộc họp kiểm điểm theo quy định tại Điều 65 Nghị định này đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày. Trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
4. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
Thời gian điều tra, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự không được tính vào thời hạn xử lý kỷ luật.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật.
Như vậy, theo quy định, thời hạn xử lý kỷ luật đối với người đại diện phần vốn nhà nước được tính từ thời điểm ra thông báo tổ chức cuộc họp kiểm điểm đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền. Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày.
Trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
Người đại diện phần vốn nhà nước bị xử lý kỷ luật bị xem là tái phạm trong trường hợp nào?
Trường hợp bị coi là tái phạm được quy định tại khoản 8 Điều 56 Nghị định 159/2020/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc xử lý kỷ luật
...
5. Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật theo quy định tại Nghị định này; việc xử lý kỷ luật không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hình sự.
6. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước đã bị xử lý kỷ luật đảng thì hình thức kỷ luật phải bảo đảm ở mức độ tương xứng với kỷ luật đảng.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật đảng, cấp có thẩm quyền phải xem xét, quyết định việc xử lý kỷ luật.
7. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần, danh dự, nhân phẩm trong quá trình xử lý kỷ luật.
8. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm; ngoài thời hạn 24 tháng thi hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý kỷ luật.
Như vậy, theo quy định, trường hợp người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.