Thời hiệu thanh tra lại là bao lâu? Báo cáo kết quả thanh tra lại, kết luận thanh tra lại được pháp luật quy định như thế nào?

Xin chào! Cho tôi hỏi thời hiệu thanh tra lại là bao lâu? Thời hạn tiến hành thanh tra lại được quy định như thế nào? Báo cáo kết quả thanh tra lại, kết luận thanh tra lại được pháp luật quy định như thế nào?

Thời hiệu thanh tra lại là bao lâu?

Căn cứ khoản 1 Điều 50 Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định về thời hiệu thanh tra lại như sau:

“Điều 50. Thời hiệu thanh tra lại, thời hạn thanh tra lại
1. Thời hiệu thanh tra lại là 02 năm, kể từ ngày ký kết luận thanh tra.
[...]”

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì thời hiệu thanh tra lại là 02 năm, kể từ ngày ký kết luận thanh tra.

Thời hạn tiến hành thanh tra lại được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 50 Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định về thời hạn tiến hành thanh tra lại như sau:

“Điều 50. Thời hiệu thanh tra lại, thời hạn thanh tra lại

[...]

2. Thời hạn tiến hành thanh tra lại được thực hiện theo quy định tại Điều 45 của Luật Thanh tra.”

Dẫn chiếu đến Điều 45 Luật Thanh tra 2010 quy định về thời hạn thanh tra như sau:

“Điều 45. Thời hạn thanh tra hành chính
1. Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra được quy định như sau:
a) Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày. Đối với cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 150 ngày;
b) Cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra bộ tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày;
c) Cuộc thanh tra do Thanh tra huyện, Thanh tra sở tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.
2. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.
3. Việc kéo dài thời hạn thanh tra quy định tại khoản 1 Điều này do người ra quyết định thanh tra quyết định.”

Như vậy thời hạn tiến hành thanh tra lại được thực hiện theo quy định nêu trên.

Thời hiệu thanh tra lại

Báo cáo kết quả thanh tra lại, kết luận thanh tra lại được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 52 Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định về báo cáo kết quả thanh tra lại, kết luận thanh tra lại như sau:

“Điều 52. Báo cáo kết quả thanh tra lại, kết luận thanh tra lại, công khai kết luận thanh tra lại
1. Báo cáo kết quả thanh tra lại được thực hiện theo quy định tại Điều 49 của Luật Thanh tra. Nội dung Báo cáo kết quả thanh tra lại phải xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tiến hành thanh tra, kết luận thanh tra.
2. Kết luận thanh tra lại được thực hiện theo quy định tại Điều 49 của Luật Thanh tra. Nội dung kết luận thanh tra lại phải xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tiến hành thanh tra, kết luận thanh tra và kiến nghị biện pháp xử lý.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra lại, người ra quyết định thanh tra lại phải gửi kết luận thanh tra lại cho Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên.”

Dẫn chiếu đến Điều 49 Luật Thanh tra 2010 quy định về báo cáo kết quả thanh tra như sau:

“Điều 49. Báo cáo kết quả thanh tra hành chính
1. Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra và gửi tới người ra quyết định thanh tra. Trường hợp người ra quyết định thanh tra là Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước thì báo cáo kết quả thanh tra còn phải được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
2. Báo cáo kết quả thanh tra phải có các nội dung sau đây:
a) Kết luận cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra;
b) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Ý kiến khác nhau giữa thành viên Đoàn thanh tra với Trưởng đoàn thanh tra về nội dung báo cáo kết quả thanh tra;
d) Biện pháp xử lý đã được áp dụng và kiến nghị biện pháp xử lý.
3. Trường hợp phát hiện có hành vi tham nhũng thì trong báo cáo kết quả thanh tra phải nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra hành vi tham nhũng theo các mức độ sau đây:
a) Yếu kém về năng lực quản lý;
b) Thiếu trách nhiệm trong quản lý;
c) Bao che cho người có hành vi tham nhũng.
4. Báo cáo kết quả thanh tra phải nêu rõ quy định của pháp luật làm căn cứ để xác định tính chất, mức độ vi phạm, kiến nghị biện pháp xử lý.”

Như vậy việc báo cáo kết quả thanh tra lại, kết luận thanh tra lại được thực hiện theo quy định nêu trên.


MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

7,141 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào