Thời hiệu chia di sản thừa kế trong trường hợp đối với bất động sản hiện nay được quy định như thế nào?
Thời hiệu chia di sản thừa kế trong trường hợp đối với bất động sản hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 623. Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế."
Theo thông tin bạn cung cấp, bà ngoại bạn mất năm 2000, khi mất đi bà có để lại tài sản thừa kế cho các con là một ngôi nhà và một mảnh đất.
Bây giờ, mẹ bạn muốn khởi kiện chia di sản thừa kế thì vẫn có thể chia được bởi vì năm 2000 bà ngoại mất thì thời điểm mở thừa kế được xác định là từ năm 2000 đến nay là 2022 tức là bà ngoại bạn đã mất được 22 năm vẫn còn thời hiệu khởi kiện chia thừa kế theo quy định của pháp luật.
Do đó, trong trường hợp này mẹ bạn có thể khởi kiện yêu cầu phân chia di sản thừa kế như quy định trên.
Thừa kế (Hình từ Internet)
Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống thì có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 73 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 73. Hủy bỏ quyết định tuyên bố chết
1. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.
2. Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ trường hợp sau đây:
a) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật;
b) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.
3. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.
Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
4. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được giải quyết theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình.
5. Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch."
Như vậy người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.
Tài sản không có người nhận thừa kế được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 622 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 622. Tài sản không có người nhận thừa kế
Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.