Thời hạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp có bị tính từ thời điểm dừng đóng bảo hiểm xã hội hay không?

Em tham gia bảo hiểm từ 2016 liên tục. Vì không đủ ngày công để được đóng bảo hiểm nên chỉ được đóng hết tháng 5. Đến hết tháng 6 em làm đơn xin nghỉ việc. Vậy thời gian để làm hồ sơ hưởng thất nghiệp tính trên giấy quyết định nghỉ việc hay tính từ thời điểm dừng đóng bảo hiểm xã hội?

Thời hạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp có bị tính từ thời điểm dừng đóng bảo hiểm xã hội hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 28/2015/ NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 17. Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.”

Như vậy, theo quy định này trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, bạn phải nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Nếu quá thời gian nộp hồ sơ bạn sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp đợt này.

Do đó, thời hạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp của bạn là 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động với công ty ghi trong quyết định nghỉ việc của bạn không phải tính từ thời điểm dừng đóng bảo hiểm xã hội do nghỉ việc không hưởng lương.

Thời hạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp có bị tính từ thời điểm dừng đóng bảo hiểm xã hội hay không?

Thời hạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp có bị tính từ thời điểm dừng đóng bảo hiểm xã hội hay không?

Đóng bảo hiểm thất nghiệp gián đoạn trong 6 tháng trước khi nghỉ việc thì mức hưởng được tính như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định mức hưởng trợ cấp theo bảo hiểm thất nghiệp được tính bằng 60% mức bình quân 6 tháng tiền lương liền kề trước khi thất nghiệp. Và không nhiều hơn 05 lần mức lương tối thiểu vùng

Tuy nhiên trường hợp anh có thời gian 1 tháng trước khi nghỉ việc không đóng bảo hiểm thì được tính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

"Điều 8. Mức hưởng và tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động được xác định như sau:
...
a) Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật"

Theo đó thời gian tính mức hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp của anh là 7 tháng trước khi thất nghiệp nhưng có trừ tháng cuối.

Có ví dụ hướng dẫn như sau:

Ông Đào Văn B có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục 38 tháng (từ ngày 01/01/2012 đến ngày 28/02/2015).

Mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp 06 tháng cuối trước khi chấm dứt hợp đồng lao động (từ tháng 9/2014 đến tháng 2/2015) là 8.000.000 đồng/tháng.

Ông B được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian 03 tháng (thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông B tính từ ngày 05/4/2015 đến ngày 04/7/2015).

Ngày 02/5/2015, ông B giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng với doanh nghiệp X (mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp là 7.000.000 đồng/tháng) và thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định.

Ông B bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày 02/5/2015 và được bảo lưu 26 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Do ốm đau cần phải điều trị dài ngày nên ngày 28/7/2015 ông B thỏa thuận với doanh nghiệp X để chấm dứt hợp đồng lao động và nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp lần hai.

Sáu tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp để làm căn cứ tính mức trợ cấp thất nghiệp của ông B là các tháng sau: tháng 12/2014 và tháng 01, 02, 5, 6, 7/2015.

Như vậy, mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của ông B là (8.000.000 đồng x 3 tháng + 7.000.000 đồng x 3 tháng)/6 x 60% = 4.500.000 đồng/tháng.

Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp gồm các giấy tờ gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (Sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP) về hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm:

- Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

+ Quyết định thôi việc;

+ Quyết định sa thải;

+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;...

- Sổ bảo hiểm xã hội.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

41,936 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào