Thời hạn hoạt động của ngân hàng hợp tác xã tối đa mấy năm? Địa bàn hoạt động của ngân hàng hợp tác xã ở đâu?

Thời hạn hoạt động của ngân hàng hợp tác xã tối đa mấy năm? Địa bàn hoạt động của ngân hàng hợp tác xã ở đâu? Hội đồng quản trị của ngân hàng hợp tác xã quyết định tăng mức vốn điều lệ trong trường hợp nào?

Thời hạn hoạt động của ngân hàng hợp tác xã tối đa mấy năm? Địa bàn hoạt động của ngân hàng hợp tác xã ở đâu?

Theo Điều 5 Thông tư 27/2024/TT-NHNN quy định như sau:

Thời hạn hoạt động, địa bàn hoạt động
1. Thời hạn hoạt động của ngân hàng hợp tác xã được ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động (sau đây gọi là Giấy phép) tối đa là 99 năm.
2. Địa bàn hoạt động của ngân hàng hợp tác xã: trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Như vậy, thời hạn hoạt động của ngân hàng hợp tác xã được ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động (sau đây gọi là Giấy phép) tối đa là 99 năm.

Địa bàn hoạt động của ngân hàng hợp tác xã: trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Thời hạn hoạt động của ngân hàng hợp tác xã tối đa mấy năm? Địa bàn hoạt động của ngân hàng hợp tác xã ở đâu?

Thời hạn hoạt động của ngân hàng hợp tác xã tối đa mấy năm? Địa bàn hoạt động của ngân hàng hợp tác xã ở đâu? (hình từ internet)

Hội đồng quản trị của ngân hàng hợp tác xã quyết định tăng mức vốn điều lệ trong trường hợp nào?

Theo Điều 13 Thông tư 27/2024/TT-NHNN quy định như sau:

Thay đổi vốn điều lệ
1. Hội đồng quản trị của ngân hàng hợp tác xã quyết định việc tăng, giảm mức vốn điều lệ và báo cáo Đại hội thành viên tại cuộc họp Đại hội thành viên gần nhất trong các trường hợp sau đây:
a) Tiếp nhận vốn góp của thành viên do kết nạp thành viên hoặc thành viên góp vốn thường niên;
b) Hoàn trả vốn góp cho thành viên bị giải thể, phá sản hoặc hoàn trả vốn góp cho thành viên chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư này.
2. Đại hội thành viên quyết định việc tăng, giảm mức vốn điều lệ trong trường hợp sau:
a) Sử dụng các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, các quỹ khác theo quy định của pháp luật và nguồn vốn hợp pháp khác để bổ sung vốn điều lệ;
b) Hoàn trả vốn góp cho thành viên chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư này.
3. Hằng quý, chậm nhất vào ngày 03 của tháng tiếp theo, ngân hàng hợp tác xã phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước về thay đổi mức vốn điều lệ (nếu có).
4. Trình tự, hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với mức vốn điều lệ của ngân hàng hợp tác xã thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận của tổ chức tín dụng là hợp tác xã.

Như vậy, Hội đồng quản trị của ngân hàng hợp tác xã quyết định việc tăng và báo cáo Đại hội thành viên tại cuộc họp Đại hội thành viên gần nhất trong các trường hợp sau đây:

- Tiếp nhận vốn góp của thành viên do kết nạp thành viên hoặc thành viên góp vốn thường niên;

- Hoàn trả vốn góp cho thành viên bị giải thể, phá sản hoặc hoàn trả vốn góp cho thành viên chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 27/2024/TT-NHNN

Thành viên ngân hàng hợp tác xã chấm dứt tư cách thành viên trong trường hợp nào?

Theo Điều 11 Thông tư 27/2024/TT-NHNN quy định về chấm dứt tư cách thành viên như sau:

Chấm dứt tư cách thành viên
Thành viên ngân hàng hợp tác xã chấm dứt tư cách thành viên trong các trường hợp sau:
1. Thành viên chấm dứt tư cách pháp nhân.
2. Thành viên là pháp nhân khác đã chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho pháp nhân khác theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
3. Thành viên là pháp nhân khác xin ra khỏi ngân hàng hợp tác xã và được Hội đồng quản trị ngân hàng hợp tác xã chấp thuận cho ra khỏi ngân hàng hợp tác xã theo quy định của pháp luật và Điều lệ ngân hàng hợp tác xã.
4. Thành viên là pháp nhân khác bị Đại hội thành viên khai trừ ra khỏi ngân hàng hợp tác xã trong các trường hợp sau:
a) Không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã;
b) Không góp đủ vốn thường niên theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
c) Các trường hợp khác được pháp luật hoặc Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã quy định.

Như vậy, có 4 trường hợp thành viên ngân hàng hợp tác xã chấm dứt tư cách thành viên bao gồm:

- Thành viên chấm dứt tư cách pháp nhân.

- Thành viên là pháp nhân khác đã chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho pháp nhân khác

- Thành viên là pháp nhân khác xin ra khỏi ngân hàng hợp tác xã và được Hội đồng quản trị ngân hàng hợp tác xã chấp thuận cho ra khỏi ngân hàng hợp tác xã theo quy định của pháp luật và Điều lệ ngân hàng hợp tác xã.

- Thành viên là pháp nhân khác bị Đại hội thành viên khai trừ ra khỏi ngân hàng hợp tác xã trong các trường hợp sau:

+ Không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã;

+ Không góp đủ vốn thường niên theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;

+ Các trường hợp khác được pháp luật hoặc Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã quy định.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
206 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào