Thời hạn giao nộp lại con dấu sau ngày chấm có quyết định giải thể đơn vị sự nghiệp công lập là khi nào?

Cho tôi hỏi Đơn vị sự nghiệp công lập khi chấm dứt hoạt động có phải giao trả lại con dấu hay không? Nếu có thì thời hạn nộp trả Con dấu sau ngày chấm có quyết định giải thể Đơn vị sự nghiệp công lập là khi nào?

Đơn vị sự nghiệp công lập khi chấm dứt hoạt động có phải giao nộp lại con dấu hay không?

Căn cứ quy định tại Điều 18 Nghị định 99/2016/NĐ-CP thì các trường hợp sau đây sẽ phải giao nộp lại con giấu:

- Đăng ký lại mẫu con dấu do con dấu bị biến dạng, mòn, hỏng, thay đổi chất liệu hoặc cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có sự thay đổi về tổ chức, đổi tên;

- Có quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chấm dứt hoạt động, kết thúc nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền;

- Có quyết định thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, giấy đăng ký hoạt động, giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền;

- Con dấu bị mất được tìm thấy sau khi đã bị hủy giá trị sử dụng con dấu;

- Có quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ quan có thẩm quyền;

- Làm giả con dấu, sử dụng con dấu giả.

- Mua bán con dấu, tiêu hủy trái phép con dấu.

- Sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng.

- Cố ý làm biến dạng, sửa chữa nội dung mẫu con dấu đã đăng ký.

- Không giao nộp con dấu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đăng ký mẫu con dấu.

- Mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp con dấu; sử dụng con dấu của Cơ quan, tổ chức khác để hoạt động.

- Chiếm giữ trái phép, chiếm đoạt con dấu.

- Sử dụng con dấu chưa đăng ký mẫu con dấu.

Như vậy trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập khi chấm dứt hoạt động sẽ phải giao nộp lại con dấu.

Thời hạn giao nộp lại con dấu sau ngày chấm có quyết định giải thể đơn vị sự nghiệp công lập là khi nào?

Thời hạn giao nộp lại con dấu sau ngày chấm có quyết định giải thể đơn vị sự nghiệp công lập là khi nào? (Hình từ Internet)

Thời hạn giao nộp lại con dấu sau ngày chấm có quyết định giải thể đơn vị sự nghiệp công lập là khi nào?

Đối với trường hợp nộp lại con dấu vi đơn vị sự nghiệp công lập giải thể thì việc giao nộp lại con dấu thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 18 Nghị định 99/2016/NĐ-CP như sau:

"Điều 18. Giao nộp, thu hồi, hủy con dấu và hủy giá trị sử dụng con dấu
...
2. Giao nộp, thu hồi, hủy con dấu và hủy giá trị sử dụng con dấu thực hiện như sau:
...
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giao nộp con dấu cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu trước đó theo đúng thời hạn phải giao nộp con dấu được ghi trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền để thu hồi và hủy con dấu theo quy định."

Theo quy định nêu trên thì thời hạn giao nộp con dấu sẽ được ghi trong quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của cơ quan có thẩm quyền.

Việc kiểm tra sử dụng con dấu được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 25 Nghị định 99/2016/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 25. Kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu
1. Hình thức kiểm tra
a) Kiểm tra định kỳ
Kiểm tra định kỳ được thực hiện không quá 01 lần trong một năm. Trước khi thực hiện việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước được kiểm tra về thời gian, nội dung và thành phần đoàn kiểm tra.
b) Kiểm tra đột xuất
Kiểm tra đột xuất khi phát hiện cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc quản lý và sử dụng con dấu. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra khi tiến hành kiểm tra con dấu phải thông báo rõ lý do. Cán bộ được giao nhiệm vụ kiểm tra phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
2. Thẩm quyền kiểm tra
a) Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có thẩm quyền kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước thuộc thẩm quyền đăng ký mẫu con dấu;
b) Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền đăng ký mẫu con dấu.
3. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước trước khi tổ chức thực hiện việc kiểm tra.
4. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra đã được thông báo và bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm để làm việc với người có trách nhiệm kiểm tra khi nhận được thông báo về việc kiểm tra con dấu.
5. Việc kiểm tra định kỳ, đột xuất về quản lý và sử dụng con dấu phải lập biên bản kiểm tra về việc quản lý và sử dụng con dấu theo quy định."
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

11,314 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào