Thời hạn để hoàn thành thông tin trong sổ theo dõi đánh dấu mẫu vật là bao nhiêu ngày? Kể từ thời điểm nào?
Chủ lâm sản có phải gửi mẫu nhãn đánh dấu mẫu vật cho Cơ quan Kiểm lâm để tổng hợp theo dõi không?
Việc gửi mẫu nhãn đánh dấu mẫu vật được quy định tại khoản 2 Điều 24 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Thông tin và đăng ký nhãn đánh dấu
1. Thông tin của nhãn đánh dấu:
a) Tên mẫu vật;
b) Tên loài: Tên phổ thông và tên khoa học. Trường hợp mẫu vật được sản xuất từ nhiều loài động vật, thực vật khác nhau, phải ghi đầy đủ tên phổ thông và tên khoa học của từng loài;
c) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân bán, chuyển giao quyền sở hữu mẫu vật và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân mua, nhận chuyển giao quyền sở hữu mẫu vật;
d) Định lượng mẫu vật: Là lượng mẫu vật được thể hiện bằng đơn vị đo lường hoặc theo số đếm tùy theo đặc điểm của từng loại mẫu vật;
đ) Số Sê-ri của nhãn, gồm: Số của nhãn đánh dấu, tên viết tắt của tỉnh, mã số đơn vị hành chính cấp huyện, tên viết tắt của chủ mẫu vật, viết tắt 2 số của năm cấp mã số. Trong đó:
Số của nhãn đánh dấu: Được ghi bằng chữ số Ả-rập, theo số thứ tự tăng dần từ số 01 trở đi đến khi kết thúc năm.
Tên viết tắt của tỉnh tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Tên viết tắt của chủ mẫu vật: Do chủ mẫu vật tự quyết định và thông báo với Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh. Trường hợp chủ mẫu vật thay đổi tên, chủ mẫu vật lựa chọn tên viết tắt mới và thông báo cho Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh để biết và quản lý.
Mã số đơn vị hành chính cấp huyện là mã số tương ứng với từng huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh được mã hóa bằng 3 chữ số theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân đánh dấu mẫu vật gửi thông báo kèm với mẫu nhãn đánh dấu mẫu vật cho Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh để tổng hợp theo dõi.
Như vậy, chủ lâm sản cần phải gửi mẫu nhãn đánh dấu mẫu vật cho Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh để tổng hợp theo dõi.
Trước khi gửi, chủ lâm sản cần đảm bảo mẫu nhãn đánh dấu của mình đã đẩy đủ các thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT.
Thời hạn để hoàn thành thông tin trong sổ theo dõi đánh dấu mẫu vật là bao nhiêu ngày? Kế từ thời điểm nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn để hoàn thành thông tin trong sổ theo dõi đánh dấu mẫu vật là bao nhiêu ngày? Kể từ thời điểm nào?
Việc ghi các thông tin vào sổ theo dõi đánh dấu mẫu vật được quy định tại khoản 6 Điều 23 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Hình thức, phương pháp, trách nhiệm đánh dấu mẫu vật
...
4. Nhãn đánh dấu gắn trực tiếp lên mẫu vật phải đảm bảo khi bóc nhãn đánh dấu sẽ bị rách, bị hỏng và không thể sử dụng lại. Trường hợp các mẫu vật được chứa đựng cùng một bao bì, vật dụng lưu giữ, nhãn lâm sản phải gắn ở những vị trí mà khi mở bao bì, vật dụng đó thì nhãn đánh dấu sẽ bị rách, bị hỏng và không thể sử dụng lại.
5. Chủ mẫu vật thực hiện đánh dấu mẫu vật trước khi vận chuyển, mua bán, chuyển giao quyền sở hữu mẫu vật.
6. Sau khi hoàn thành đánh dấu mẫu vật, trong thời hạn 01 ngày làm việc, chủ lâm sản ghi đủ các thông tin đánh dấu vào Sổ theo dõi đánh dấu mẫu vật bằng sổ giấy hoặc sổ điện tử theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và chịu trách nhiệm về tính chính xác các thông tin của nhãn đánh dấu; gửi Thông báo đánh dấu mẫu vật theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này đến Cơ quan Kiểm lâm sở tại để theo dõi, quản lý.
Theo đó, sau khi hoàn thành đánh dấu mẫu vật, trong thời hạn 01 ngày làm việc, chủ lâm sản ghi đủ các thông tin đánh dấu vào Sổ theo dõi đánh dấu mẫu vật bằng sổ giấy hoặc sổ điện tử theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT TẢI VỀ.
Đồng thời, chủ lâm sản phải chịu trách nhiệm về tính chính xác các thông tin của nhãn đánh dấu được ghi trong Sổ theo dõi đánh dấu mẫu vật.
Nhãn đánh dấu gắn trực tiếp lên mẫu vật phải đảm bảo khi bóc nhãn đánh dấu sẽ bị rách, bị hỏng và không thể sử dụng lại.
Trường hợp các mẫu vật được chứa đựng cùng một bao bì, vật dụng lưu giữ, nhãn lâm sản phải gắn ở những vị trí mà khi mở bao bì, vật dụng đó thì nhãn đánh dấu sẽ bị rách, bị hỏng và không thể sử dụng lại.
Sổ theo dõi đánh dấu mẫu vật phải được ghi như thế nào?
Như đã nêu trên thì Sổ theo dõi đánh giá mẫu vật được lập theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT, cụ thể là mẫu số sau:
Các thông tin trong Sổ theo dõi đánh dấu mẫu vật được ghi như sau:
(1) Mô tả loại mẫu vật, ví dụ như túi, ví, da khô, v.v.
(2) Mô tả kích thước của từng mẫu vật, trừ mẫu vật là dẫn xuất. Trường hợp vật tương tự nhau về kích thước, khối lượng và được chứa đựng trong cùng một bao bì, dụng cụ đựng thì ghi mẫu vật có kích thước nhỏ nhất và mẫu vật có kích thước lớn nhất. Ví dụ: 20-30.
(3) Ghi khối lượng của từng mẫu vật; đơn vị tính của dẫn xuất là ml hoặc lít; đơn vị tính của mẫu vật khác là kg.
Trường hợp vật tương đồng nhau về kích thước, khối lượng và được chứa đựng trong cùng một bao bì, dụng cụ chứa đựng thì ghi tổng khối lượng mẫu vật.
(4) Mẫu vật được ghi chi tiết về khối lượng của từng mẫu vật thì phải ghi số lượng là 1;
Những mẫu vật tương đồng kích thước đã ghi tổng khối lượng và được chứa đựng trong cùng một bao bì, dụng cụ đựng thì phải ghi tổng số lượng của các mẫu vật đó.
(5) Ghi đơn vị tính của mẫu vật, ví dụ: cái, chiếc, v.v.
(6) Mô tả nguồn gốc mẫu vật, ví dụ: khai thác từ tự nhiên trong nước, nhập khẩu, mua từ cơ sở A, v.v.
(7) Cơ quan Kiểm lâm ký xác nhận, ghi rõ họ tên, đóng dấu khi tiến hành kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.