Thời gian tham gia phiên tòa hình sự của luật sư trong việc trợ giúp pháp lý có được thẩm phán phiên tòa xác nhận để làm căn cứ tính thù lao hay không?
Thời gian theo buổi làm việc của luật sư trợ giúp pháp lý được xác định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2021/TT-BTP quy định về thời gian theo buổi làm việc thực tế như sau:
- Thời gian theo buổi làm việc thực tế (1/2 ngày làm việc) được áp dụng đối với các vụ việc trợ giúp pháp lý theo hình thức tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng do người thực hiện trợ giúp pháp lý lựa chọn để làm căn cứ chi trả thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc.
- Một buổi làm việc thực tế được tính trên cơ sở 04 giờ làm việc. Trường hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý làm việc không đủ 04 giờ thì tính như sau:
+ Tính thành ½ buổi làm việc nếu số giờ làm việc lẻ không đủ 03 giờ;
+ Tính thành 01 buổi làm việc nếu số giờ làm việc lẻ từ đủ 03 giờ trở lên.
- Khi áp dụng cách tính thời gian theo buổi làm việc thực tế, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải kê các công việc và thời gian thực hiện các công việc vào Bảng kê thời gian thực tế theo Mẫu TP-TGPL-01 ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BTP.
Căn cứ tính thù lao trợ giúp pháp lý của luật sư được quy định như thế nào?
Căn cứ nào để xác định thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý đối với vụ việc tham gia tố tụng hình sự của luật sư?
Khoản 1 Điều 4 Thông tư 02/2021/TT-BTP quy định về căn cứ để tính thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý đối với vụ việc tham gia tố tụng hình sự gồm:
- Tham gia hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai của người bị buộc tội, người bị hại, người làm chứng, đương sự trong vụ án hình sự;
- Tham gia đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra và thực hiện các công việc tham gia tố tụng khác theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng;
- Làm việc với người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng;
- Xác minh, thu thập, đánh giá tài liệu, đồ vật, chứng cứ có liên quan theo các giai đoạn tố tụng;
- Làm việc với người bị buộc tội tại Buồng tạm giữ thuộc Đồn Biên phòng, Nhà tạm giữ, Trại tạm giam, Trại giam;
- Gặp gỡ với người bị buộc tội tại ngoại hoặc người thân thích của người bị buộc tội; bị hại hoặc người thân thích của bị hại; người làm chứng, đương sự trong vụ án hình sự và những người tham gia tố tụng khác;
- Nghiên cứu hồ sơ, sao chụp và chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng hoặc tại Trung tâm, Chi nhánh, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Chuẩn bị luận cứ bào chữa, bảo vệ;
- Tham gia phiên tòa. Trường hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý đến tham gia phiên tòa nhưng phiên toà hoãn xử mà không phải do yêu cầu của người thực hiện trợ giúp pháp lý và không được báo trước thì tính thời gian người thực hiện trợ giúp pháp lý làm việc với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng về nội dung liên quan đến hoãn phiên tòa;
- Thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm, thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm;
- Thực hiện các công việc hợp lý khác theo quy định của pháp luật để phục vụ việc bào chữa, bảo vệ.
Việc xác nhận thời gian làm việc của người thực hiện trợ giúp pháp lý do cơ quan nào xác nhận?
Thời gian làm việc của người thực hiện trợ giúp pháp lý phải được các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân xác nhận theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 02/2021/TT-BTP như sau:
- Thời gian tham gia hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai của người bị buộc tội, người bị hại, người làm chứng, đương sự trong vụ án hình sự do người tiến hành tố tụng hoặc cơ quan tiến hành tố tụng xác nhận;
- Người tiến hành tố tụng hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hoặc do người làm việc trực tiếp với người thực hiện trợ giúp pháp lý xác nhận thời gian thực hiện các hoạt động:
+ Tham gia đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra và thực hiện các công việc tham gia tố tụng khác theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng;
+ Làm việc với người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng.
- Thời gian thực hiện việc xác minh, thu thập, đánh giá tài liệu, đồ vật, chứng cứ có liên quan theo các giai đoạn tố tụng do cơ quan hoặc tổ chức hoặc cá nhân mà người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tiếp làm việc xác nhận;
- Thời gian làm việc với người bị buộc tội tại Buồng tạm giữ thuộc Đồn Biên phòng, Nhà tạm giữ, Trại tạm giam, Trại giam do người bị buộc tội hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cán bộ Đồn Biên phòng; Nhà tạm giữ; Trại tạm giam; Trại giam xác nhận;
- Thời gian gặp gỡ với người bị buộc tội tại ngoại hoặc người thân thích của người bị buộc tội; bị hại hoặc người thân thích của bị hại; người làm chứng, đương sự trong vụ án hình sự và những người tham gia tố tụng khác do người làm việc trực tiếp với người thực hiện trợ giúp pháp lý xác nhận;
- Thời gian nghiên cứu hồ sơ, sao chụp và chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng hoặc tại Trung tâm, Chi nhánh, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý do người tiến hành tố tụng hoặc Trung tâm, Chi nhánh, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý xác nhận;
- Thời gian thực hiện các hoạt động sau đây do Trung tâm hoặc Chi nhánh hoặc tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý xác nhận:
+ Chuẩn bị luận cứ bào chữa, bảo vệ;
+ Thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm, thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm;
+ Thực hiện các công việc hợp lý khác theo quy định của pháp luật để phục vụ việc bào chữa, bảo vệ.
- Thời gian tham gia phiên tòa do Thẩm phán hoặc Thư ký phiên tòa xác nhận.
Như vậy, thời gian tham gia phiên tòa hình sự của luật sư khi trợ giúp pháp lý được Thẩm phán hoặc Thư ký phiên tòa xác nhận, từ đó làm căn cứ chi trả thù lao và bồi dưỡng thực hiện vụ việc .
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.