Thời gian quy định khiếu nại hoặc khởi kiện quyết định vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là bao nhiêu ngày?

Thời gian quy định khiếu nại hoặc khởi kiện quyết định vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là bao nhiêu ngày? Nếu gửi đơn khiếu nại đến Ủy ban nhân dân xã để khiếu nại Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, nhưng sau đó Ủy ban nhân dân xã giải quyết không thỏa đáng thì có quyền gửi đơn lần 2 để khởi kiện ra tòa hay gửi đơn khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện? Cách tính mức bồi thường thiệt hại tổn thất tinh thần cho vụ kiện hành chính như thế nào?

Thời gian quy định khiếu nại hoặc khởi kiện quyết định vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là bao nhiêu ngày?

Căn cứ Điều 9 Luật Khiếu nại 2011 quy định về thời hiệu khiếu nại như sau:

"Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại."

Như vậy, thời hiệu khiếu nại quyết định vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Thời gian quy định khiếu nại hoặc khởi kiện quyết định vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là bao nhiêu ngày?

Thời gian quy định khiếu nại hoặc khởi kiện quyết định vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là bao nhiêu ngày?

Nếu Ủy ban nhân dân xã giải quyết không thỏa đáng thì có quyền gửi đơn lần 2 để khởi kiện ra tòa hay gửi đơn khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện không?

Căn cứ Điều 33 Luật Khiếu nại 2011 quy định về khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính như sau:

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.

Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

- Hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Như vậy, trường hợp Ủy ban nhân dân xã giải quyết không thỏa đáng thì có quyền gửi đơn lần 2 để khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện trong vòng 30 ngày, trường hợp nếu hết thời hạn 30 ngày mà vẫn không đồng ý với giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. Tuy nhiên cần lưu ý trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

Vấn đề bồi thường thiệt hại về tinh thần trong vụ kiện hành chính được quy định như thế nào?

(1) Căn cứ Điều 27 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về bồi thường thiệt hại về tinh thần như sau:

- Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn được xác định là 0,5 ngày lương theo mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (sau đây gọi là ngày lương cơ sở) cho 01 ngày bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

- Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được xác định là 02 ngày lương cơ sở cho 01 ngày bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án, bị áp dụng biện pháp ngăn chặn trong hoạt động tố tụng hình sự được xác định như sau:

+ Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được xác định là 02 ngày lương cơ sở;

+ Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù được xác định là 05 ngày lương cơ sở cho 01 ngày bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù;

+ Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại không bị bắt, tạm giữ, tạm giam hoặc chấp hành hình phạt không phải là hình phạt tù được xác định là 02 ngày lương cơ sở cho 01 ngày không bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;

+ Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo được xác định là 03 ngày lương cơ sở cho 01 ngày chấp hành hình phạt;

+ Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại đã chấp hành xong hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án mà sau đó mới có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó thuộc trường hợp được bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự được xác định là 02 ngày lương cơ sở cho 01 ngày chưa có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó thuộc trường hợp được bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự.

- Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết được xác định là 360 tháng lương cơ sở. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì không áp dụng bồi thường thiệt hại về tinh thần quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này.

- Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm được xác định căn cứ vào mức độ sức khoẻ bị tổn hại nhưng không quá 50 tháng lương cơ sở.

- Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật được xác định là 01 ngày lương cơ sở cho 01 ngày bị buộc thôi việc trái pháp luật.

- Ngày lương cơ sở được xác định là 01 tháng lương cơ sở chia cho 22 ngày.

(2) Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở như sau:

"2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng."

Như vậy, tùy vào từng trường hợp thiệt hại về tinh thần mà bạn gặp phải sẽ áp dụng hình thức bồi thường dựa trên mức lương cơ sở tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

7,179 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào