Thời gian học sau đại học có được xác định trong thời gian thực hành khám chữa bệnh để được cấp chứng chỉ hành nghề không?

Cho tôi hỏi thời gian học sau đại học có được xác định trong thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp chứng chỉ hành nghề không? Hiện tại để xác nhận thời gian thực hành khám chữa bệnh thì bác sĩ cần thực hành trong thời gian bao lâu?

Bác sĩ nếu muốn đăng ký thực hành thì cần tuân thủ theo nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 15 Thông tư 41/2011/TT-BYT (sửa đổi bởi bởi khoản 2 Điều 13 Thông tư 21/2020/TT-BYT) quy định về nguyên tắc đăng ký thực hành như sau:

"Điều 15. Nguyên tắc đăng ký thực hành
Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề phải đăng ký thực hành phù hợp với văn bằng chuyên môn được đào tạo.
Trường hợp là y sỹ đa khoa thì đăng ký thực hành theo một trong bốn chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi hoặc đăng ký thực hành theo một trong các hệ nội - nhi hoặc ngoại - sản. Trường hợp thực hành theo hệ thì tổng thời gian thực hành là 12 tháng trong đó thời gian thực hành tại mỗi chuyên khoa thuộc hệ ít nhất là 06 tháng liên tục."

Theo đó, người muốn đăng ký thực hành phải đăng ký thực hành phù hợp với văn bằng chuyên môn mà mình được đào tạo.

Trường hợp là y sỹ đa khoa thì đăng ký thực hành theo một trong bốn chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi hoặc đăng ký thực hành theo một trong các hệ nội - nhi hoặc ngoại - sản.

Trường hợp thực hành theo hệ thì tổng thời gian thực hành là 12 tháng trong đó thời gian thực hành tại mỗi chuyên khoa thuộc hệ ít nhất là 06 tháng liên tục.

Thời gian học sau đại học có được xác định trong thời gian thực hành khám chữa bệnh để được cấp chứng chỉ hành nghề không?

Thời gian học sau đại học có được xác định trong thời gian thực hành khám chữa bệnh để được cấp chứng chỉ hành nghề không?

Thời gian sau đại học có được xác định trong thời gian thực hành khám chữa bệnh để được cấp chứng chỉ hành nghề không?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 41/2011/TT-BYT (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 41/2015/TT-BYT) định nghĩa về thời gian thực hành như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp chứng chỉ hành nghề là thời gian người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh liên tục sau khi được cấp văn bằng chuyên môn (xác định từ thời điểm ký kết hợp đồng lao động hoặc có quyết định tuyển dụng bao gồm cả thời gian thử việc được ghi trong Hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng hoặc ký kết hợp đồng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) đến ngày đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, bao gồm cả thời gian học định hướng chuyên khoa hoặc sau đại học (bác sĩ nội trú, chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II) theo đúng chuyên khoa mà người đó đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Như vậy thời gian học sau đại học vẫn được xác định trong thời gian thực hành khám bệnh chữa bệnh. Bạn có thể tính luôn cả thời gian này để được cấp chứng chỉ hành nghề.

Việc xác nhận thời gian thực hành đối với bác sĩ được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 16 Thông tư 41/2011/TT-BYT quy định về việc xác nhận thời gian thực hành đối với bác sĩ như sau:

"Điều 16. Xác nhận về thời gian thực hành
1. Xác nhận về thời gian thực hành đối với bác sỹ:
a) Đối với bác sỹ đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012:
- Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 18 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì được xác nhận có đủ thời gian thực hành;
- Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh chưa đủ 18 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thời gian đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012 được tính là thời gian thực hành (xác định từ thời điểm ký kết hợp đồng lao động hoặc có quyết định tuyển dụng) và phải tiếp tục thực hành đến khi đủ 18 tháng để được xác nhận có đủ thời gian thực hành;
- Nếu đã có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 18 tháng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng sau đó đã không tiếp tục thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thì không phải thực hành lại nếu có giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục. Trường hợp không có giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh;
b) Đối với bác sỹ bắt đầu thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
..."

Như vậy, đối với trường hợp của bạn thực hiện việc khám chữa bệnh sau ngày 01 tháng 01 năm 2012 thì phải thực hành theo quy định tại Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 như sau:

"Điều 24. Xác nhận quá trình thực hành
1. Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
a) 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sĩ;
b) 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;
c) 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.
d) 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên
..."

Theo đó, đối với bác sĩ thì để xác nhận thời gian thực hành thì bạn phải hoàn thành 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh đối với bác sĩ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

12,210 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào