Thời gian báo cáo đột xuất thông tin kiểm dịch y tế biên giới của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương tối đa trong bao lâu?
- Báo cáo thông tin kiểm dịch y tế biên giới của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cần đảm bảo những nội dung gì?
- Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương báo cáo thông tin kiểm dịch y tế theo quy trình như nào?
- Thời gian báo cáo đột xuất thông tin kiểm dịch y tế biên giới của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương tối đa trong bao lâu?
Báo cáo thông tin kiểm dịch y tế biên giới của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cần đảm bảo những nội dung gì?
Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương báo cáo thông tin kiểm dịch y tế theo quy trình như nào? (Hình từ internet)
Theo Điều 5 Thông tư 28/2019/TT-BYT quy định như sau:
Nội dung và chỉ số thông tin, báo cáo
1. Báo cáo định kỳ:
a) Đối với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tỉnh:
- Báo cáo tuần: nội dung và chỉ số thông tin, báo cáo thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Báo cáo tháng: nội dung và chỉ số thông tin, báo cáo thực hiện theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Báo cáo sáu tháng: nội dung và chỉ số thông tin, báo cáo thực hiện theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Báo cáo năm: nội dung và chỉ số thông tin, báo cáo thực hiện theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Đối với Viện khu vực: Thực hiện việc báo cáo sáu tháng, báo cáo năm theo nội dung và chỉ số thông tin, báo cáo quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo đột xuất:
a) Báo cáo trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A phát hiện tại khu vực cửa khẩu: nội dung và chỉ số thông tin, báo cáo thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo các dấu hiệu cảnh báo, các nguy cơ gây ra bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm và các sự kiện có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, nội dung theo Hướng dẫn giám sát dựa vào sự kiện của Bộ Y tế.
3. Báo cáo theo yêu cầu của cơ quan cấp trên: nội dung và chỉ số theo yêu cầu của cơ quan cấp trên.
Theo đó, tùy theo từng loại chế độ báo cáo thông tin kiểm dịch y tế mà Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cần đảm bảo các nội dung theo chế độ đó, cụ thể:
(1) Báo cáo định kỳ:
Thực hiện việc báo cáo sáu tháng, báo cáo năm theo nội dung và chỉ số thông tin, báo cáo quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 28/2019/TT-BYT.
(2) Báo cáo đột xuất:
- Báo cáo trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A phát hiện tại khu vực cửa khẩu: nội dung và chỉ số thông tin, báo cáo thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Báo cáo các dấu hiệu cảnh báo, các nguy cơ gây ra bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm và các sự kiện có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, nội dung theo Hướng dẫn giám sát dựa vào sự kiện của Bộ Y tế.
(3) Báo cáo theo yêu cầu của cơ quan cấp trên: nội dung và chỉ số theo yêu cầu của cơ quan cấp trên.
Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương báo cáo thông tin kiểm dịch y tế theo quy trình như nào?
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 28/2019/TT-BYT quy định như sau:
Quy trình thông tin, báo cáo
1. Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tỉnh thông tin, báo cáo về Cục Y tế dự phòng, Viện khu vực thuộc địa bàn phụ trách đồng thời gửi thông tin, báo cáo cho Sở Y tế.
Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế khi phát hiện trường hợp nghi ngờ hoặc mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A tại khu vực cửa khẩu ngoài việc thực hiện thông tin, báo cáo về Cục Y tế dự phòng, Viện khu vực thuộc địa bàn phụ trách và Sở Y tế còn phải thông báo cho Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh trong địa bàn.
2. Viện khu vực:
a) Đối với báo cáo định kỳ:
- Tiếp nhận, phân tích, phản hồi thông tin, báo cáo của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tỉnh thuộc địa bàn phụ trách;
- Thực hiện báo cáo sáu tháng, báo cáo năm về Cục Y tế dự phòng;
b) Đối với báo cáo đột xuất: tiếp nhận, đánh giá, xác minh thông tin, báo cáo đột xuất từ tổ chức kiểm dịch y tế biên giới các tỉnh thuộc địa bàn phụ trách và báo cáo về Cục Y tế dự phòng.
Theo đó, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương báo cáo thông tin kiểm dịch y tế thực hiện quy trình báo cáo theo mỗi loại chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất, cụ thể:
(1) Đối với báo cáo định kỳ:
- Tiếp nhận, phân tích, phản hồi thông tin, báo cáo của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tỉnh thuộc địa bàn phụ trách;
- Thực hiện báo cáo sáu tháng, báo cáo năm về Cục Y tế dự phòng;
(2) Đối với báo cáo đột xuất:
Tiếp nhận, đánh giá, xác minh thông tin, báo cáo đột xuất từ tổ chức kiểm dịch y tế biên giới các tỉnh thuộc địa bàn phụ trách và báo cáo về Cục Y tế dự phòng.
Thời gian báo cáo đột xuất thông tin kiểm dịch y tế biên giới của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương tối đa trong bao lâu?
Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 28/2019/TT-BYT quy định như sau:
Thời gian thông tin, báo cáo
….
2. Viện khu vực có trách nhiệm báo cáo theo thời gian sau:
a) Báo cáo sáu tháng (số liệu được tính từ 00h00 ngày đầu tiên của năm đến 24h00 ngày cuối cùng của tháng 6): báo cáo trước ngày 20 tháng 7 của năm báo cáo;
b) Báo cáo năm (số liệu được tính từ 00h00 ngày đầu tiên của năm đến 24h00 ngày cuối cùng của năm báo cáo): báo cáo trước ngày 20 tháng 01 của năm kế tiếp;
c) Báo cáo đột xuất: báo cáo trong vòng 24h sau khi nhận được thông tin từ tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tỉnh;
d) Báo cáo theo yêu cầu của cơ quan cấp trên: thời gian do cơ quan cấp trên yêu cầu.
Theo đó, căn cứ trên quy định Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương có trách nhiệm báo cáo theo thời gian trong vòng tối đa 24h sau khi nhận được thông tin từ tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tỉnh trong trường hợp báo cáo đột xuất thông tin kiểm dịch y tế biên giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.