Thời gian báo cáo công tác quốc phòng ở Bộ, ngành trung ương và địa phương là khi nào? 06 nội dung cơ bản công tác quốc phòng?
Thời gian báo cáo công tác quốc phòng ở Bộ, ngành trung ương và địa phương là khi nào?
Báo cáo công tác quốc phòng được quy định tại Điều 15 Nghị định 168/2018/NĐ-CP như sau:
Báo cáo công tác quốc phòng
1. Bộ, ngành trung ương, địa phương báo cáo công tác quốc phòng bằng văn bản, định kỳ như sau:
a) Hằng tháng, Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 15;
b) Một năm 2 lần, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 20 tháng 6, 20 tháng 11;
c) Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tư lệnh quân khu trước ngày 25 tháng 11; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội báo cáo Bộ Quốc phòng trước ngày 25 tháng 11;
d) Hằng năm, Bộ Tư lệnh quân khu, Bộ, ngành trung ương báo cáo Bộ Quốc phòng trước ngày 30 tháng 11;
đ) Hằng năm, Bộ Quốc phòng tổng hợp, báo cáo Chính phủ trước ngày 25 tháng 12.
2. Khi có yêu cầu, nhiệm vụ đột xuất về quốc phòng và tình hình liên quan, cơ quan, tổ chức phải kịp thời báo cáo.
3. Nội dung, mẫu báo cáo (có phụ lục kèm theo).
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Bộ, ngành trung ương, địa phương báo cáo công tác quốc phòng bằng văn bản, định kỳ như sau:
- Hằng tháng, Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 15;
- Một năm 2 lần, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 20 tháng 6, 20 tháng 11;
- Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tư lệnh quân khu trước ngày 25 tháng 11; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội báo cáo Bộ Quốc phòng trước ngày 25 tháng 11;
- Hằng năm, Bộ Tư lệnh quân khu, Bộ, ngành trung ương báo cáo Bộ Quốc phòng trước ngày 30 tháng 11;
- Hằng năm, Bộ Quốc phòng tổng hợp, báo cáo Chính phủ trước ngày 25 tháng 12.
Tải về Mẫu báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ quốc phòng
Thời gian báo cáo công tác quốc phòng ở Bộ, ngành trung ương và địa phương là khi nào? 06 nội dung cơ bản công tác quốc phòng? (hình từ internet)
06 nội dung cơ bản công tác quốc phòng ở Bộ, ngành trung ương và địa phương gồm những gì?
06 nội dung cơ bản công tác quốc phòng ở Bộ, ngành trung ương, địa phương được quy định tại Điều 3 Nghị định 168/2018/NĐ-CP, bao gồm các nội dung sau đây:
- Ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn về quốc phòng theo thẩm quyền;
- Lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động quốc phòng theo quy định của pháp luật;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án về quốc phòng theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 35 Luật Quốc phòng 2018 , Điều 36 Luật Quốc phòng 2018, Điều 37 Luật Quốc phòng 2018, Điều 38 Luật Quốc phòng 2018, Điều 39 Luật Quốc phòng 2018, Nghị định 168/2018/NĐ-CP và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý liên quan đến quốc phòng theo quy định của pháp luật;
- Báo cáo, giao ban, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về công tác quốc phòng.
Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng công tác quốc phòng ở Bộ, ngành trung ương và địa phương như thế nào?
Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng công tác quốc phòng ở Bộ, ngành trung ương và địa phương được quy định tại Điều 8 Nghị định 168/2018/NĐ-CP như sau:
Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Quốc phòng 2018, nghị định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng, quy định khác của pháp luật có liên quan và có trách nhiệm sau:
- Chỉ đạo, hướng dẫn Bộ, ngành trung ương, địa phương về công tác quốc phòng.
- Chỉ đạo Bộ Tư lệnh quân khu giúp Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực quốc phòng trên địa bàn quân khu.
Chỉ đạo Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội giúp Bộ Quốc phòng và tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quản lý nhà nước về quốc phòng trên địa bàn.
- Chủ trì hoặc phối hợp với Bộ, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo; thực hiện công tác thi đua khen thưởng; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm công tác quốc phòng theo thẩm quyền.
- Phối hợp với Bộ, ngành trung ương, địa phương xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Thực hiện nhiệm vụ theo quy định khác của pháp luật có liên quan và cấp có thẩm quyền giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.