Thời gian 42 tuần làm việc của giáo viên trung học cơ sở trong một năm học được chia cho những hoạt động nào?

Cho tôi hỏi quy định về số ngày làm việc và số giờ làm việc của giáo viên trung học cơ sở hiện nay. 42 tuần làm việc của giáo viên trung học cơ sở trong một năm học được chia cho những hoạt động gì? Số tiết dạy mỗi giáo viên trung học cơ sở phải giảng dạy trong một tuần là bao nhiêu? Trên đây là thắc mắc của bạn Như Quỳnh đến từ Tp. Hồ Chí Minh.

42 tuần làm việc của giáo viên trung học cơ sở trong một năm học được chia cho những hoạt động gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định như sau:

Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
...
2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2a. Thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó:
a) 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học;
b) 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học;
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
...

Theo đó, thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở trong năm học là 42 tuần, trong đó:

- 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

- 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

- 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.

- 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

Trung học cơ sở

Giáo viên trung học cơ sở (Hình từ Internet)

Số tiết dạy mỗi giáo viên trung học cơ sở phải giảng dạy trong một tuần là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 6 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định như sau:

Định mức tiết dạy
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;
2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.
2a. Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết.
3. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.

Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần.

Theo quy định nêu trên thì thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở là 42 tuần. Định mức tiết dạy trong một tuần của giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết. Nếu giáo viên dạy ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật ở cấp trung học cơ sở thì định mức là 17 tiết/tuần. Nếu làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học.

Uỷ ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền như thế nào trong việc kiểm tra việc thực hiện chế độ làm việc của giáo viên trung học cơ sở?

Căn cứ theo Điều 12 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định như sau:

Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, các cơ quan có liên quan, UBND cấp huyện, theo thẩm quyền được giao có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chế độ làm việc của giáo viên tại quy định này; hằng năm báo cáo định kỳ gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo đó, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, các cơ quan có liên quan, UBND cấp huyện, theo thẩm quyền được giao có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chế độ làm việc của giáo viên tại quy định này.

Bên cạnh đó, hằng năm báo cáo định kỳ gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,730 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào