Thời điểm xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ đối với hàng hóa đang trên đường vận chuyển là khi nào?

Một doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa nước tăng lực Thái Lan vào tỉnh Điện Biên có đầy đủ các thủ tục nhập khẩu theo quy định. Sau đó Doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa đi bán trên địa bàn các huyện trong tỉnh, tại thời điểm kiểm tra trên khâu lưu thông doanh nghiệp không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa nhập khẩu có bị xem là nhập lậu không? Câu hỏi của anh Phi (Bắc Giang).

Thời điểm xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ đối với hàng hóa đang trên đường vận chuyển là khi nào?

Với thông tin anh cung cấp thì hàng hóa nhập khẩu đang trong quá trình vận chuyển thì thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 điều 3 Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP, cụ thể quy định này có nêu như sau:

Thời hạn xuất trình hóa đơn, chứng từ
1. Đối với hàng hóa nhập khẩu đang trên đường vận chuyển, đang bày bán, để tại kho, bến, bãi, điểm tập kết (trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này) thì cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa theo quy định của pháp luật và Thông tư này ngay tại thời điểm kiểm tra.
...

Chiếu theo quy định này, việc xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ phải được thực hiện ngay tại thời điểm kiểm tra.

Thời điểm xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ đối với hàng hóa đang trên đường vận chuyển là khi nào?

Thời điểm xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ đối với hàng hóa đang trên đường vận chuyển là khi nào? (Hình từ Internet)

Cơ sở kinh doanh hàng hóa nhập khẩu có quyền và trách nhiệm thế nào?

Căn cứ theo Điều 9 Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ sở kinh doanh hàng hóa nhập khẩu như sau:

Trách nhiệm, quyền của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật liên quan.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện hành chính về quyết định xử lý vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức có quyền tố cáo hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền xử lý. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và khởi kiện vụ án hành chính.
Trong khi chờ giải quyết khiếu nại tố cáo hoặc chờ quyết định của Tòa án, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu vẫn phải thực hiện theo đúng quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, cơ sở kinh doanh hàng hóa nhập khẩu phải có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường quy định tại Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP và các quy định khác của pháp luật liên quan.

Cũng theo quy định này, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện hành chính về quyết định xử lý vi phạm hành chính. Đồng thời, cá nhân, tổ chức có quyền tố cáo hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền xử lý:

- Trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và khởi kiện vụ án hành chính.

- Trong khi chờ giải quyết khiếu nại tố cáo hoặc chờ quyết định của Tòa án, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu vẫn phải thực hiện theo đúng quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở kinh doanh không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ thì hàng hóa có được xem là nhập lậu hay không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP có nêu:

Hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính
1. Hàng hóa nhập khẩu của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì hàng hóa nhập khẩu bị coi là hàng hóa nhập lậu:
a) Hàng hóa nhập khẩu đang trên đường vận chuyển; đang bày bán; để tại kho, bến, bãi, điểm tập kết mà cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu không xuất trình được các hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp trong thời hạn quy định tại Điều 3 Thông tư này;
b) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường có hóa đơn, chứng từ nhưng qua điều tra, xác minh của cơ quan chức năng xác định là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. Hóa đơn không hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn được quy định tại các khoản 8, khoản 9 Điều 3 Chương I Nghị định số 51/2010/NĐ-CP;
c) Hàng hóa nhập khẩu do cơ sở sản xuất, kinh doanh thu mua gom hàng hóa trao đổi cư dân biên giới xuất hóa đơn bán hàng cho cơ sở sản xuất, kinh doanh khác vận chuyển vào nội địa. Khi các cơ quan chức năng xác minh nguồn gốc hàng hóa mà không có đủ chứng từ quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
...

Như vậy theo quy định nêu trên, tại thời điểm kiểm tra, cơ sở kinh doanh không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ thì được xem là hàng nhập lậu.

Đối với hàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu thì bị xử vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

6,300 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào