Thời điểm nào bắt đầu tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính với cá nhân buôn bán pháo nổ trái phép?
- Thời điểm nào bắt đầu tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính với cá nhân buôn bán pháo nổ trái phép?
- Mức phạt tiền đối với cá nhân buôn bán pháo nổ trái phép khối lượng 05 kilôgam là bao nhiêu?
- Hình thức xử phạt bổ sung, biên pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân buôn bán pháo nổ trái phép khối lượng 05 kilôgam là gì?
Thời điểm nào bắt đầu tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính với cá nhân buôn bán pháo nổ trái phép?
Thời điểm nào bắt đầu tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính với cá nhân buôn bán pháo nổ trái phép căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bởi điểm a khoản 4, điểm b khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020, nội dung như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:
Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
d) Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Như vậy, thời điểm bắt đầu tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính với cá nhân buôn bán pháo nổ trái phép được xác định như sau:
- Việc buôn bán pháo nổ đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
- Việc buôn bán pháo nổ đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
Trong thời hạn được quy định mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Thời điểm nào bắt đầu tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính với cá nhân buôn bán pháo nổ trái phép? (Hình từ Internet)
Mức phạt tiền đối với cá nhân buôn bán pháo nổ trái phép khối lượng 05 kilôgam là bao nhiêu?
Mức phạt tiền đối với cá nhân buôn bán pháo nổ trái phép được quy định tại khoản 7 Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, nội dung như sau:
Hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm
…
7. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 40 kilôgam đến dưới 50 kilôgam hoặc từ 40 lít đến dưới 50 lít;
b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.200 bao đến dưới 1.500 bao;
c) Buôn bán pháo nổ từ 5 kilôgam đến dưới 6 kilôgam;
d) Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 35.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
Theo quy định trên thì mức phạt đối với cá nhân buôn bán pháo nổ trái phép khối lượng 05 kilôgam là phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng.
Hình thức xử phạt bổ sung, biên pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân buôn bán pháo nổ trái phép khối lượng 05 kilôgam là gì?
Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân buôn bán pháo nổ trái phép khối lượng 05 kilôgam được quy định tại khoản 11 và 12 Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a, b khoản 4 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP, nội dung như sau:
Hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm
…
11. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 12 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để sản xuất hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này;
c) Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hàng cấm có số lượng, khối lượng, trị giá hoặc số thu lợi bất chính được quy định tại khoản 6, 7 và 8 Điều này;
đ) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Theo quy định trên thì hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả với cá nhân buôn bán pháo nổ trái phép khối lượng 05 kilôgam là:
+ Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm.
+ Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển pháo nổ.
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi buôn bán pháo nổ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.