Thời điểm khai báo thông tin xuất nhập cảnh đối với tàu thuyền trong vùng biển Việt Nam theo cơ chế một cửa quốc gia được quy định ra sao?
- Khai báo thông tin xuất nhập cảnh đối với tàu thuyền trong vùng biển Việt Nam theo cơ chế một cửa quốc gia được quy định thế nào?
- Thời điểm khai báo thông tin xuất nhập cảnh đối với tàu thuyền trong vùng biển Việt Nam theo cơ chế một cửa quốc gia được quy định ra sao?
- Nếu các cơ quan quản lý nhà nước cùng tham gia xử lý và có ý kiến khác nhau đối với cùng một chứng từ do người khai khai báo thì giải quyết ra sao?
Khai báo thông tin xuất nhập cảnh đối với tàu thuyền trong vùng biển Việt Nam theo cơ chế một cửa quốc gia được quy định thế nào?
Tại Điều 32 Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Trao đổi thông tin để thực hiện thủ tục đối với tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, đến, rời cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi và hoạt động trong vùng biển Việt Nam
Việc trao đổi thông tin và thực hiện thủ tục đối với tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, đến, rời cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi và hoạt động trong vùng biển Việt Nam được thực hiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Theo đó, việc khai báo thông tin xuất nhập cảnh đối với tàu thuyền trong vùng biển Việt Nam theo cơ chế một cửa quốc gia được được thực hiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Đồng thời tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định về hồ sơ khai báo thông tin xuất nhập cảnh đối với tàu thuyền trong vùng biển Việt Nam theo cơ chế một cửa quốc gia như sau:
Hồ sơ, thời hạn khai báo và làm thủ tục đối với tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, đến, rời cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi và hoạt động trong vùng biển Việt Nam
1. Hồ sơ làm thủ tục
Hồ sơ phải khai báo, xuất trình để làm thủ tục đối với tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, đến, rời cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi thực hiện theo quy định tại Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, Nghị định số 77/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ an ninh trật tự tại cửa khẩu cảng và Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng chống các bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.
...
Thời điểm khai báo thông tin xuất nhập cảnh đối với tàu thuyền trong vùng biển Việt Nam theo cơ chế một cửa quốc gia được quy định ra sao? (hình từ Internet)
Thời điểm khai báo thông tin xuất nhập cảnh đối với tàu thuyền trong vùng biển Việt Nam theo cơ chế một cửa quốc gia được quy định ra sao?
Tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định thời điểm khai báo thông tin xuất nhập cảnh đối với tàu thuyền trong vùng biển Việt Nam theo cơ chế một cửa quốc gia như sau:
(1) Đối với tàu thuyền nhập cảnh
- Bản khai chung, bản khai hàng hóa, vận đơn chủ, vận đơn thứ cấp: Đối với các chuyến tàu thuyền có hành trình dưới 05 ngày, chậm nhất 12 giờ trước khi tàu dự kiến cập cảng; đối với các chuyến tàu thuyền có hành trình khác, chậm nhất 24 giờ trước khi tàu dự kiến cập cảng;
- Danh sách thuyền viên, danh sách hành khách, bản khai dự trữ của tàu, Bản khai hành lý thuyền viên, nhân viên làm việc trên tàu thuyền, Bản khai hàng hóa nguy hiểm: Chậm nhất 08 giờ trước khi dự kiến cập cảng;
- Giấy khai báo y tế hàng hải: Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu thuyền đến vùng đón trả hoa tiêu;
- Bản khai vũ khí và vật liệu nổ, bản khai người trốn trên tàu: Chậm nhất 04 giờ trước khi tàu thuyền dự kiến cập cảng;
- Các chứng từ khác: Chậm nhất 02 giờ kể từ khi tàu thuyền đã vào neo đậu tại cầu cảng hoặc 04 giờ kể từ khi tàu thuyền đã vào neo đậu tại các vị trí khác trong vùng nước cảng. Trường hợp nhập cảnh cảng dầu khí ngoài khơi: Chậm nhất 24 giờ sau khi trở lại bờ.
(2) Đối với tàu thuyền xuất cảnh:
- Danh sách thuyền viên, danh sách hành khách, bản khai vũ khí và vật liệu nổ, bản khai người trốn trên tàu thuyền: Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu thuyền dự kiến rời cảng. Các chứng từ khác: Chậm nhất 01 giờ trước khi tàu thuyền dự kiến rời cảng.
+ Riêng tàu thuyền chở khách và tàu thuyền chuyên tuyến, thực hiện ngay trước thời điểm tàu thuyền dự kiến rời cảng.
Nếu các cơ quan quản lý nhà nước cùng tham gia xử lý và có ý kiến khác nhau đối với cùng một chứng từ do người khai khai báo thì giải quyết ra sao?
Tại Điều 34 Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của các cơ quan xử lý
1. Cơ quan xử lý chịu trách nhiệm kiểm tra chứng từ nộp theo phương thức điện tử hoặc chứng từ xuất trình (bản giấy) và làm thủ tục cho tàu thuyền theo chức năng nhiệm vụ và quy định tại Nghị định số 58/2017/NĐ-CP , Nghị định số 59/2018/NĐ-CP và Nghị định số 77/2017/NĐ-CP .
2. Trong trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước cùng tham gia xử lý và có ý kiến khác nhau đối với cùng một chứng từ do người khai khai báo, cơ quan xử lý đảm nhiệm vai trò đầu mối và có thẩm quyền quyết định cuối cùng được xác định như sau:
a) Cảng vụ hàng hải hoặc Cảng vụ đường thủy nội địa chịu trách nhiệm chính và có thẩm quyền quyết định cuối cùng đối với Bản khai chung;
b) Cơ quan hải quan chịu trách nhiệm chính và có thẩm quyền quyết định cuối cùng đối với các chứng từ: Bản khai hàng hóa, Bản khai hàng hóa nguy hiểm, Bản khai hành lý, Bản khai dự trữ tàu;
c) Biên phòng cửa khẩu chịu trách nhiệm chính và có thẩm quyền quyết định cuối cùng đối với các chứng từ: Danh sách hành khách, Danh sách thuyền viên, Bản khai người trốn trên tàu, Bản khai vũ khí vật liệu nổ;
d) Cơ quan kiểm dịch động vật chịu trách nhiệm chính và có thẩm quyền quyết định cuối cùng đối với chứng từ: Bản khai kiểm dịch động vật;
đ) Cơ quan kiểm dịch thực vật chịu trách nhiệm chính và có thẩm quyền quyết định cuối cùng đối với chứng từ: Bản khai kiểm dịch thực vật;
e) Cơ quan kiểm dịch y tế chịu trách nhiệm chính và có thẩm quyền quyết định cuối cùng đối với các chứng từ: Bản khai y tế hàng hải, Giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền, Giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền, Giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt, tro cốt (nếu có), Giấy khai báo y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người (nếu có).
Theo đó, nếu các cơ quan quản lý nhà nước cùng tham gia xử lý và có ý kiến khác nhau đối với cùng một chứng từ do người khai khai báo thì cơ quan xử lý đảm nhiệm vai trò đầu mối và có thẩm quyền quyết định cuối cùng được xác định như sau:
- Cảng vụ hàng hải hoặc Cảng vụ đường thủy nội địa chịu trách nhiệm chính và có thẩm quyền quyết định cuối cùng đối với Bản khai chung;
- Cơ quan hải quan chịu trách nhiệm chính và có thẩm quyền quyết định cuối cùng đối với các chứng từ: Bản khai hàng hóa, Bản khai hàng hóa nguy hiểm, Bản khai hành lý, Bản khai dự trữ tàu;
- Biên phòng cửa khẩu chịu trách nhiệm chính và có thẩm quyền quyết định cuối cùng đối với các chứng từ: Danh sách hành khách, Danh sách thuyền viên, Bản khai người trốn trên tàu, Bản khai vũ khí vật liệu nổ;
- Cơ quan kiểm dịch động vật chịu trách nhiệm chính và có thẩm quyền quyết định cuối cùng đối với chứng từ: Bản khai kiểm dịch động vật;
- Cơ quan kiểm dịch thực vật chịu trách nhiệm chính và có thẩm quyền quyết định cuối cùng đối với chứng từ: Bản khai kiểm dịch thực vật;
- Cơ quan kiểm dịch y tế chịu trách nhiệm chính và có thẩm quyền quyết định cuối cùng đối với các chứng từ: Bản khai y tế hàng hải, Giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền, Giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền, Giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt, tro cốt (nếu có), Giấy khai báo y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.