Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) được xác lập vào thời điểm nào?

Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) được xác lập vào thời điểm nào? Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế có được áp dụng đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết không? Câu hỏi của anh Q từ Nha Trang.

Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) được xác lập vào thời điểm nào?

Thời điểm lập thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) được quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:

Giải thích từ ngữ
...
16. Thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan thuế với người nộp thuế hoặc giữa cơ quan thuế với người nộp thuế và cơ quan thuế nước ngoài, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập cho một thời hạn nhất định, trong đó xác định cụ thể các căn cứ tính thuế, phương pháp xác định giá tính thuế hoặc giá tính thuế theo giá thị trường. Thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được xác lập trước khi người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế.
...

Như vậy, theo quy định trên thì thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) được xác lập trước khi người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế.

Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) được xác lập vào thời điểm nào?

Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) được xác lập vào thời điểm nào? (Hình từ Internet)

Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế có được áp dụng đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết không?

Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết được quy định tại Điều 41 Nghị định 126/2020/NĐ-CP như sau:

Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
1. Người nộp thuế là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp kê khai trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết được quyền đề nghị áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (sau đây gọi là APA).
2. Việc áp dụng thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế phải đảm bảo tuân thủ quy định tại khoản 6 Điều 42 Luật Quản lý thuế.
...

Theo đó, người nộp thuế là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp kê khai trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết được quyền đề nghị áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA).

Việc áp dụng thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế phải đảm bảo tuân thủ quy định tại khoản 6 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019, cụ thể như sau:

- Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được thực hiện trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế, sự thống nhất giữa cơ quan thuế và người nộp thuế theo thỏa thuận đơn phương, song phương và đa phương giữa cơ quan thuế, người nộp thuế và cơ quan thuế nước ngoài, vùng lãnh thổ có liên quan;

- Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế phải dựa trên thông tin của người nộp thuế, cơ sở dữ liệu thương mại có sự kiểm chứng bảo đảm tính pháp lý;

- Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế phải được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt trước khi thực hiện; đối với các thỏa thuận song phương, đa phương có sự tham gia của cơ quan thuế nước ngoài thì được thực hiện theo quy định của pháp luật về điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.

Cơ quan thuế áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế đối với ai?

Căn cứ khoản 9 Điều 19 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về quyền hạn của cơ quan quản lý thuế như sau:

Quyền hạn của cơ quan quản lý thuế
...
7. Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
8. Ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế theo quy định của Chính phủ.
9. Cơ quan thuế áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế với người nộp thuế, với cơ quan thuế nước ngoài, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập.
10. Mua thông tin, tài liệu, dữ liệu của các đơn vị cung cấp trong nước và ngoài nước để phục vụ công tác quản lý thuế; chi trả chi phí ủy nhiệm thu thuế từ tiền thuế thu được hoặc từ nguồn kinh phí của cơ quan quản lý thuế theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, theo quy định, cơ quan thuế áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế đối với: người nộp thuế, với cơ quan thuế nước ngoài, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

677 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào