Thịt tươi của gia cầm theo quy định của pháp luật được hiểu thế nào? Yêu cầu chung và chỉ tiêu về chất lượng của thịt tươi được quy định ra sao?
- Thịt tươi của gia cầm theo quy định của pháp luật được hiểu thế nào?
- Yêu cầu chung và chỉ tiêu về chất lượng của thịt tươi của gia cầm được quy định ra sao?
- Phương pháp thử áp dụng trong việc kiểm định thịt tươi được quy định ra sao?
- Quá trình bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản thịt tươi của gia cầm cần lưu ý những gì?
Thịt tươi của gia cầm theo quy định của pháp luật được hiểu thế nào?
Căn cứ tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7046:2019 về Thịt tươi
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
3.1
Thịt tươi (Fresh meat)
Thịt của gia súc, gia cầm, chim và thú nuôi ở dạng nguyên thân thịt, nửa thân, cắt miếng hoặc xay, được sản xuất ở nhiệt độ môi trường và bảo quản ở nhiệt độ không thấp hơn 0 °C.
...
Chiếu theo quy định này, thịt tươi của gia cầm được hiểu là thịt của gia cầm ở dạng nguyên thân thịt, nửa thân, cắt miếng hoặc xay, được sản xuất ở nhiệt độ môi trường và bảo quản ở nhiệt độ không thấp hơn 0°C.
Yêu cầu chung và chỉ tiêu về chất lượng của thịt tươi được quy định ra sao? (hình từ Internet)
Yêu cầu chung và chỉ tiêu về chất lượng của thịt tươi của gia cầm được quy định ra sao?
Tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7046:2019 về Thịt tươi có quy định về yêu cầu chung và chỉ tiêu về chất lượng của thịt tươi của gia cầm như sau:
(1) Yêu cầu chung:
Gia súc, gia cầm, chim, thú nuôi đưa vào giết mổ và cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến thịt tươi phải đáp ứng các quy định hiện hành về kiểm soát giết mổ, đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.
(2) Chỉ tiêu về chất lượng:
*Chỉ tiêu cảm quan:
*Chỉ tiêu hóa học:
(3) Chỉ tiêu về an toàn thực phẩm:
*Hàm lượng kim loại nặng:
*Dư lượng thuốc thú y, phù hợp với quy định hiện hành.
*Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phù hợp với quy định hiện hành.
*Các chỉ tiêu vi sinh vật:
*Các chỉ tiêu ký sinh trùng:
Phương pháp thử áp dụng trong việc kiểm định thịt tươi được quy định ra sao?
Theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7046:2019 về Thịt tươi có quy định về yêu cầu chung và chỉ tiêu về chất lượng của thịt tươi của gia cầm như sau:
Phương pháp thử
5.1 Thử định tính hydro sulfua (H2S), theo TCVN 3699:1990.
5.2 Xác định hàm lượng amoniac, theo TCVN 3706:1990.
5.3 Xác định hàm lượng cadimi, theo TCVN 8126:2009.
5.4 Xác định hàm lượng chì, theo TCVN 8126:2009.
5.5 Xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí, theo TCVN 4884-1:2015 (ISO 4833-1:2013) hoặc TCVN 4884-2:2015 (ISO 4833-2:2013).
5.6 Xác định E. coli, theo TCVN 7135:2002 (ISO 6391:1997).
5.7 Xác định Salmonella, theo TCVN 10780-1:2017 (ISO 6579-1:2017).
5.8 Phát hiện gạo lợn, gạo bò, theo TCVN 5733:1993.
5.9 Phát hiện giun xoắn, theo TCVN 9581:2018.
Theo đó, các phương pháp thử áp dụng trong việc kiểm định thịt tươi bao gồm những phương pháp sau:
- Thử định tính hydro sulfua (H2S).
- Xác định hàm lượng amoniac.
- Xác định hàm lượng cadimi.
- Xác định hàm lượng chì.
- Xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí.
- Xác định E. coli.
- Xác định Salmonella.
- Phát hiện gạo lợn, gạo bò.
- Phát hiện giun xoắn.
Quá trình bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản thịt tươi của gia cầm cần lưu ý những gì?
Căn cứ Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7046:2019 về Thịt tươi có quy định về cách thức bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản thịt tươi của gia cầm như sau:
- Bao gói, ghi nhãn:
+ Bao bì, dụng cụ chứa đựng được làm bằng vật liệu đáp ứng các quy định hiện hành về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ghi nhãn theo quy định hiện hành.
- Vận chuyển:
Thịt tươi được vận chuyển bằng các phương tiện chuyên dùng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và không ảnh hưởng đến chất lượng thịt.
- Bảo quản:
Sản phẩm được bảo quản ở nơi sạch; nên bảo quản ở nhiệt độ từ 0 °C đến 4 °C.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.