Thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở là gì? Có bao gồm thời hạn sử dụng công trình xây dựng không?
Thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở là gì?
Hiện nay, Luật Xây dựng 2014 và các văn bản có liên quan không quy định khái niệm "Thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở" là gì.
Tuy nhiên, có thể hiểu "Thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở" là giai đoạn tiếp theo trong quy trình thiết kế một công trình xây dựng, được thực hiện sau khi thiết kế cơ sở đã được phê duyệt. Đây là một bước quan trọng nhằm cụ thể hóa các ý tưởng trong thiết kế cơ sở, cung cấp đầy đủ các chi tiết kỹ thuật cần thiết để triển khai thi công thực tế.
(*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo)
Theo quy định tại khoản 41 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 thì thiết kế cơ sở là thiết kế được lập trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.
Thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở có bao gồm thời hạn sử dụng công trình xây dựng không?
Căn cứ quy định tại Điều 80 Luật Xây dựng 2014 như sau:
Nội dung chủ yếu của thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
1. Phương án kiến trúc.
2. Phương án công nghệ (nếu có).
3. Công năng sử dụng.
4. Thời hạn sử dụng và quy trình vận hành, bảo trì công trình.
5. Phương án kết cấu, loại vật liệu chủ yếu.
6. Chỉ dẫn kỹ thuật.
7. Phương án phòng, chống cháy, nổ.
8. Phương án sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
9. Giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
10. Dự toán xây dựng phù hợp với bước thiết kế xây dựng.
Như vậy, theo quy định, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở bao gồm nội dung về thời hạn sử dụng công trình xây dựng.
Ngoài ra, trong thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở còn bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Phương án kiến trúc.
- Phương án công nghệ (nếu có).
- Công năng sử dụng.
- Quy trình vận hành, bảo trì công trình.
- Phương án kết cấu, loại vật liệu chủ yếu.
- Chỉ dẫn kỹ thuật.
- Phương án phòng, chống cháy, nổ.
- Phương án sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
- Giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Dự toán xây dựng phù hợp với bước thiết kế xây dựng.
Thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở là gì? Có bao gồm thời hạn sử dụng công trình xây dựng không? (Hình từ Internet)
Việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư được quy định như thế nào?
Việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư được quy định tại Điều 83 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) như sau:
(1) Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, chủ đầu tư thẩm định các nội dung sau:
- Sự đáp ứng yêu cầu của thiết kế xây dựng với nhiệm vụ thiết kế, quy định tại hợp đồng thiết kế và quy định của pháp luật có liên quan;
- Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với yêu cầu về dây chuyền và thiết bị công nghệ (nếu có);
- Việc lập dự toán xây dựng công trình; sự phù hợp của giá trị dự toán xây dựng công trình với giá trị tổng mức đầu tư xây dựng; xác định giá trị dự toán xây dựng công trình.
(2) Đối với công trình xây dựng thuộc dự án PPP, nội dung thẩm định thiết kế xây dựng được thực hiện theo quy định tại khoản (1) và các nội dung quy định tại hợp đồng dự án PPP.
(3) Đối với công trình xây dựng quy định tại khoản 6 Điều 82 của Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 83a của Luật Xây dựng 2014 (được bổ sung bởi khoản 26 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020), chủ đầu tư căn cứ nội dung quy định tại khoản (1) nêu trên và khoản 2 Điều 83a của Luật Xây dựng 2014 (được bổ sung bởi khoản 26 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) để tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng.
(4) Đối với công trình xây dựng không thuộc quy định tại các khoản (1), (2) và (3) nêu trên thì chủ đầu tư quyết định nội dung thẩm định bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, hợp đồng thiết kế và quy định của pháp luật có liên quan.
Thiết kế xây dựng đã được phê duyệt được điều chỉnh trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 84 Luật Xây dựng 2014, thiết kế xây dựng chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
(1) Khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu điều chỉnh thiết kế xây dựng;
(2) Trong quá trình thi công xây dựng có yêu cầu phải điều chỉnh thiết kế xây dựng để bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả của dự án.
Lưu ý: Khi điều chỉnh thiết kế xây dựng theo quy định tại khoản (1) mà có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu của kết cấu chịu lực, biện pháp tổ chức thi công ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình thì việc điều chỉnh thiết kế xây dựng phải được thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Điều 82 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.