Thiết kế mạng lưới trọng lực quốc gia như thế nào? Phương tiện đo mạng lưới trọng lực quốc gia gồm bao nhiêu nhóm?

Độ chính xác giá trị gia tốc lực trọng trường của mạng lưới trọng lực quốc gia được quy định như thế nào? Thiết kế mạng lưới trọng lực quốc gia như thế nào? Phương tiện đo mạng lưới trọng lực quốc gia gồm bao nhiêu nhóm? Thắc mắc đến từ bạn L.K ở Long An.

Độ chính xác giá trị gia tốc lực trọng trường của mạng lưới trọng lực quốc gia được quy định như thế nào?

Độ chính xác giá trị gia tốc lực trọng trường của mạng lưới trọng lực quốc gia theo Điều 4 Thông tư 11/2020/TT-BTNMT cụ thể:

Quy định chung về mạng lưới trọng lực quốc gia
1. Trong mạng lưới trọng lực quốc gia, hệ thống các điểm trọng lực cơ sở được đo bằng phương pháp trọng lực tuyệt đối; mạng lưới các điểm trọng lực hạng I được đo bằng phương pháp trọng lực tương đối hoặc phương pháp trọng lực tuyệt đối; mạng lưới điểm trọng lực hạng II được đo bằng phương pháp trọng lực tương đối.
2. Mạng lưới trọng lực quốc gia được thiết lập và tính toán trong hệ trọng lực quốc gia phù hợp với hệ quy chiếu tọa độ, hệ tọa độ, hệ độ cao quốc gia.
3. Độ chính xác giá trị gia tốc lực trọng trường của mạng lưới trọng lực quốc gia được quy định như sau:
a) Sai số trung phương của điểm gốc trọng lực quốc gia ≤ ± 0,005 mGal;
b) Sai số trung phương của điểm trọng lực cơ sở ≤ ± 0,010 mGal;
c) Sai số trung phương của điểm trọng lực hạng I ≤ ± 0,030 mGal;
d) Sai số trung phương của điểm trọng lực hạng II ≤ ± 0,050 mGal.
4. Khi mốc trọng lực trong mạng lưới trọng lực quốc gia bị biến động do tai biến tự nhiên (động đất, sạt lở, sụt lún đất...) phải tiến hành đo đạc kiểm tra xác định lại gia tốc lực trọng trường của mốc trong khu vực bị biến động. Trường hợp có sự thay đổi vượt quá 2 lần giá trị quy định tại khoản 3 Điều này tương ứng với từng cấp hạng, phải tiến hành cập nhật giá trị mới.
...

Theo đó, độ chính xác giá trị gia tốc lực trọng trường của mạng lưới trọng lực quốc gia được quy định như sau:

- Sai số trung phương của điểm gốc trọng lực quốc gia ≤ ± 0,005 mGal;

- Sai số trung phương của điểm trọng lực cơ sở ≤ ± 0,010 mGal;

- Sai số trung phương của điểm trọng lực hạng I ≤ ± 0,030 mGal;

- Sai số trung phương của điểm trọng lực hạng II ≤ ± 0,050 mGal.

Mạng lưới trọng lực quốc gia

Mạng lưới trọng lực quốc gia (Hình từ Internet)

Thiết kế mạng lưới trọng lực quốc gia như thế nào?

Thiết kế mạng lưới trọng lực quốc gia theo Điều 6 Thông tư 11/2020/TT-BTNMT cụ thể:

Thiết kế, chọn điểm trọng lực
1. Thiết kế mạng lưới trọng lực quốc gia
a) Các điểm trong mạng lưới trọng lực cơ sở phải phân bố tương đối đều trên phạm vi toàn quốc, đảm bảo cho việc phát triển các mạng lưới trọng lực cấp thấp hơn;
b) Mạng lưới trọng lực hạng I được phát triển từ các điểm trọng lực cơ sở. Mạng lưới trọng lực hạng II được phát triển từ các điểm trọng lực hạng I hoặc điểm trọng lực cơ sở. Khi thiết kế đo mạng lưới trọng lực hạng I và hạng II bằng phương pháp đo trọng lực tương đối phải tạo thành các đồ hình đa giác kín với số đỉnh của đa giác ≤ 5. Chỉ tiêu kỹ thuật của mạng lưới trọng lực quốc gia được quy định tại Bảng 01.
...

Theo đó, thiết kế mạng lưới trọng lực quốc gia như sau:

- Các điểm trong mạng lưới trọng lực cơ sở phải phân bố tương đối đều trên phạm vi toàn quốc, đảm bảo cho việc phát triển các mạng lưới trọng lực cấp thấp hơn;

- Mạng lưới trọng lực hạng I được phát triển từ các điểm trọng lực cơ sở.

Mạng lưới trọng lực hạng II được phát triển từ các điểm trọng lực hạng I hoặc điểm trọng lực cơ sở.

Khi thiết kế đo mạng lưới trọng lực hạng I và hạng II bằng phương pháp đo trọng lực tương đối phải tạo thành các đồ hình đa giác kín với số đỉnh của đa giác ≤ 5.

Chỉ tiêu kỹ thuật của mạng lưới trọng lực quốc gia được quy định tại Bảng 01.

Phương tiện đo mạng lưới trọng lực quốc gia gồm bao nhiêu nhóm?

Nhóm phương tiện đo mạng lưới trọng lực quốc gia quy định ở Điều 8 Thông tư 11/2020/TT-BTNMT cụ thể:

Phương tiện đo trọng lực
1. Phương tiện đo trọng lực là các phương tiện đo chuyên dùng để xác định gia tốc lực trọng trường. Phương tiện đo mạng lưới trọng lực quốc gia gồm 3 nhóm: nhóm đo gia tốc lực trọng trường theo phương pháp trọng lực tuyệt đối, nhóm đo gia tốc lực trọng trường theo phương pháp trọng lực tương đối và nhóm đo gradient đứng gia tốc lực trọng trường.
2. Phương tiện đo gia tốc lực trọng trường theo phương pháp trọng lực tuyệt đối là phương tiện đo trực tiếp giá trị gia tốc lực trọng trường, gồm 2 nhóm: nhóm có độ chính xác ≤ ± 0,005 mGal phục vụ cho việc xây dựng mạng lưới trọng lực cơ sở; nhóm có độ chính xác ≤ ± 0,015 mGal phục vụ cho việc xây dựng mạng lưới trọng lực hạng I.

Như vậy, phương tiện đo mạng lưới trọng lực quốc gia gồm 3 nhóm:

- Nhóm đo gia tốc lực trọng trường theo phương pháp trọng lực tuyệt đối;

- Nhóm đo gia tốc lực trọng trường theo phương pháp trọng lực tương đối;

- Nhóm đo gradient đứng gia tốc lực trọng trường.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
402 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào