Thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân mà không đầy đủ các hạng mục trong thiết kế thì có được không?
Trong thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân có phải xác định tần suất kiểm tra sự phù hợp của đặc trưng vật lý - nơtron hay không?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 05/2020/TT-BKHCN quy định thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân phải xác định 13 yếu tố sau:
(1) Đặc trưng vật lý - nơtron, thủy nhiệt và các đặc trưng quan trọng về an toàn khác.
(2) Điều kiện và tần suất kiểm tra sự phù hợp của đặc trưng vật lý - nơtron với thiết kế.
(3) Chế độ vận hành, giới hạn và điều kiện vận hành, giới hạn và điều kiện vận hành an toàn.
(4) Danh mục công việc nguy hiểm liên quan đến hạt nhân và biện pháp bảo đảm an toàn hạt nhân khi thực hiện.
(5) Chỉ số độ tin cậy của hệ thống quan trọng về an toàn và bộ phận thuộc nhóm an toàn cấp 1, cấp 2, cấp 3 theo quy định tại Phụ lục III Thông tư này.
(6) Danh mục kết cấu xây dựng, thiết bị, phương tiện tự động và các hệ thống, bộ phận khác phải được chứng nhận theo quy định.
(7) Việc phân loại an toàn cháy, nổ đối với các khu vực trong cơ sở LPƯNC.
(8) Điều kiện, phạm vi, tần suất kiểm tra và bảo dưỡng kỹ thuật đối với hệ thống quan trọng về an toàn.
(9) Điều kiện kích hoạt hệ thống an toàn; mức độ tác động bên ngoài yêu cầu dừng lò, đưa lò phản ứng về trạng thái dưới tới hạn.
(10) Danh mục sự kiện khởi phát các sự cố trong thiết kế và ngoài thiết kế; đánh giá xác suất xảy ra sự cố; kịch bản sự cố.
(11) Xác suất xảy ra phát thải khẩn cấp lớn nhất được phép từ cơ sở LPƯNC.
(12) Mức kiềm chế liều, có tính đến đặc thù của khu vực cơ sở LPƯNC.
(13) Thời hạn vận hành của cơ sở LPƯNC, tuổi thọ và tiêu chí thay thế thiết bị.
Như vậy, tần suất kiểm tra sự phù hợp của đặc trưng vật lý - nơtron là một trong các yếu tố phải được xác định trong thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân theo quy định.
Thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân mà không đầy đủ các hạng mục trong thiết kế thì có được không? (Hình từ Internet)
Thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân mà không đủ các hạng mục trong thiết kế thì có được không?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 05/2020/TT-BKHCN quy định như sau:
Các hạng mục trong thiết kế
Thiết kế cơ sở LPƯNC bao gồm đủ các hạng mục được quy định tại Phụ lục II Thông tư này. Trong trường hợp thiết kế không bao gồm đủ các hạng mục nói trên, phải xây dựng luận chứng nhằm chứng minh việc thiếu hạng mục đó không gây ảnh hưởng tới an toàn cơ sở LPƯNC.
Theo quy định trên, thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân phải bao gồm đủ các hạng mục được quy định tại Phụ lục II Thông tư 05/2020/TT-BKHCN.
Trong trường hợp thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân mà không đủ các hạng mục thiết kế theo quy định thì phải xây dựng luận chứng nhằm chứng minh việc thiếu hạng mục đó không gây ảnh hưởng tới an toàn cơ sở lò phản ứng hạt nhân.
Hạng mục trong thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân gồm có những gì?
Căn cứ Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 05/2020/TT-BKHCN, trong thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân gồm có 15 hạng mục sau đây:
(1) Hệ thống vận hành và hệ thống an toàn với cấu hình, chức năng kỹ thuật, có tính đến đặc trưng của cơ sở LPƯNC và phù hợp với các yêu cầu an toàn.
(2) Nơi lưu giữ lâu đài, tạm thời vật liệu hạt nhân.
(3) Nơi lưu trữ, lắp đặt thiết bị thí nghiệm.
(4) Sơ đồ công nghệ - vận chuyển và phương tiện kỹ thuật để nạp và lấy nhiên liệu ra khỏi vùng hoạt, lưu giữ và vận chuyển an toàn vật liệu hạt nhân ra khỏi địa điểm cơ sở LPƯNC.
(5) Kho chứa hoặc khu vực chuyên dụng để lưu giữ an toàn chất thải phóng xạ.
(6) Phương pháp và phương tiện kỹ thuật để thu gom, xử lý, điều kiện hóa và lưu giữ chất thải phóng xạ.
(7) Phương tiện kỹ thuật để vận chuyển chất thải phóng xạ trong phạm vi cơ sở LPƯNC và đến nơi lưu giữ dài hạn chất thải phóng xạ.
(8) Hệ thống làm sạch không khí trước khi thải ra môi trường và hệ thống tẩy xạ nước thải.
(9) Phương tiện kỹ thuật và biện pháp hành chính để ngăn chặn việc tiếp cận trái phép đối với hệ thống quan trọng về an toàn và thông tin về các tham số quan trọng đối với an toàn.
(10) Kỹ thuật tẩy xạ, chia nhỏ và tháo dỡ thiết bị khi chấm dứt hoạt động cơ sở LPƯNC.
(11) Giải pháp và phương tiện kỹ thuật phòng chống cháy, nổ, bao gồm:
- Sử dụng vật liệu xây dựng không cháy hoặc khó cháy;
- Hạn chế tối đa việc sử dụng vật liệu có khả năng gây cháy, nổ;
- Sử dụng vật liệu không phát ra tia lửa khi va chạm trong môi trường có nguy cơ nổ;
- Sử dụng thiết bị điện chống cháy, nổ;
- Sử dụng cáp chống cháy trong hệ thống mà khi vận hành có thể bị cháy và gây ra hỏa hoạn.
(12) Danh mục, số lượng và vị trí lưu trữ phương tiện bảo hộ cá nhân, thuốc và dụng cụ y tế, thiết bị kiểm xạ và kiểm soát liều, thiết bị ứng phó và khắc phục sự cố tại cơ sở LPƯNC.
(13) Phương tiện độc lập ghi và lưu trữ thông tin cần thiết cho việc điều tra sự cố (phương tiện này phải được bảo vệ khỏi sự tiếp cận trái phép và bảo đảm có khả năng hoạt động ngay cả khi xảy ra sự cố trong thiết kế và sự cố ngoài thiết kế).
(14) Giải pháp và phương tiện ứng phó tác động bên trong và bên ngoài.
(15) Tài liệu có phân tích điểm yểu của cơ sở LPƯNC và luận chứng về sự đầy đủ của biện pháp bảo vệ thực thể trong thiết kế cơ sở LPƯNC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.