Thiết bị tại điểm đấu nối trong hệ thống điện phân phối của khách hàng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì giải quyết thế nào?
- Điểm đấu nối trong hệ thống điện phân phối giữa đơn vị phân phối và khách hàng gồm những điểm nào?
- Điểm đấu nối trong hệ thống điện phân phối có phải là ranh giới phân định tài sản của đơn vị phân phối điện với khách hàng hay không?
- Thiết bị tại điểm đấu nối trong hệ thống điện phân phối của khách hàng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì giải quyết thế nào?
Điểm đấu nối trong hệ thống điện phân phối giữa đơn vị phân phối và khách hàng gồm những điểm nào?
Căn cứ Điều 26 Thông tư 43/2015/TT-BCT quy định về điểm đấu nối trong hệ thống điện phân phối như sau:
Điểm đấu nối
1. Điểm đấu nối trong hệ thống điện phân phối bao gồm:
a) Điểm nối trang thiết bị, lưới điện và nhà máy điện của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối vào lưới điện phân phối của Đơn vị phân phối điện;
b) Điểm nối trang thiết bị, lưới điện giữa hai Đơn vị phân phối điện;
c) Điểm nối trang thiết bị, lưới điện của Khách hàng sử dụng điện vào lưới điện phân phối của Đơn vị phân phối và bán lẻ điện.
2. Điểm đấu nối phải được mô tả chi tiết bằng các bản vẽ, sơ đồ, thuyết minh có liên quan trong Thỏa thuận đấu nối hoặc hợp đồng mua bán điện.
Theo đó, điểm đấu nối trong hệ thống điện phân phối giữa đơn vị phân phối và khách hàng gồm:
- Điểm nối trang thiết bị, lưới điện và nhà máy điện của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối vào lưới điện phân phối của Đơn vị phân phối điện;
- Điểm nối trang thiết bị, lưới điện của Khách hàng sử dụng điện vào lưới điện phân phối của Đơn vị phân phối và bán lẻ điện.
Điểm đấu nối phải được mô tả chi tiết bằng các bản vẽ, sơ đồ, thuyết minh có liên quan trong Thỏa thuận đấu nối hoặc hợp đồng mua bán điện.
Thiết bị tại điểm đấu nối trong hệ thống điện phân phối của khách hàng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì giải quyết thế nào? (Hình từ Internet)
Điểm đấu nối trong hệ thống điện phân phối có phải là ranh giới phân định tài sản của đơn vị phân phối điện với khách hàng hay không?
Căn cứ Điều 27 Thông tư 39/2015/TT-BCT quy định về ranh giới phân định tài sản và quản lý vận hành như sau:
Ranh giới phân định tài sản và quản lý vận hành
1. Ranh giới phân định tài sản giữa Đơn vị phân phối điện hoặc Đơn vị phân phối và bán lẻ điện với Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối là điểm đấu nối.
2. Tài sản của mỗi bên tại ranh giới phân định tài sản phải được liệt kê chi tiết kèm theo các bản vẽ, sơ đồ có liên quan trong Thỏa thuận đấu nối hoặc hợp đồng mua bán điện.
3. Tài sản thuộc sở hữu của bên nào thì bên đó có trách nhiệm đầu tư, xây dựng và quản lý, vận hành theo các tiêu chuẩn và quy định của pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, điểm đấu nối trong hệ thống điện phân phối là ranh giới phân định tài sản của đơn vị phân phối điện với khách hàng.
Tài sản của mỗi bên tại ranh giới phân định tài sản phải được liệt kê chi tiết kèm theo các bản vẽ, sơ đồ có liên quan trong Thỏa thuận đấu nối hoặc hợp đồng mua bán điện.
Tài sản thuộc sở hữu của bên nào thì bên đó có trách nhiệm đầu tư, xây dựng và quản lý, vận hành theo các tiêu chuẩn và quy định của pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thiết bị tại điểm đấu nối trong hệ thống điện phân phối của khách hàng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì giải quyết thế nào?
Căn cứ Điều 29 Thông tư 39/2015/TT-BCT quy định về trách nhiệm tuân thủ các yêu cầu về đấu nối và phối hợp thực hiện đấu nối như sau:
Trách nhiệm tuân thủ các yêu cầu về đấu nối và phối hợp thực hiện đấu nối
1. Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm tuân thủ các yêu cầu về đấu nối thiết bị điện thuộc sở hữu của mình theo đúng quy định tại Thông tư này.
2. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm phối hợp thực hiện phương án đấu nối khi khách hàng có hồ sơ đề nghị đấu nối hợp lệ. Việc đấu nối và điều chỉnh đấu nối phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đấu nối quy định tại Mục 2 Chương này.
3. Trường hợp các thiết bị tại điểm đấu nối của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu vận hành lưới điện phân phối, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm thông báo và phối hợp với khách hàng đưa ra biện pháp khắc phục. Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải chịu mọi chi phí thực hiện các biện pháp khắc phục.
4. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm ban hành quy trình nội bộ thực hiện các nội dung công tác của đơn vị, phối hợp với khách hàng để nhằm rút ngắn thời gian thực hiện thỏa thuận đấu nối, thực hiện đấu nối cho khách hàng.
Theo đó, trường hợp các thiết bị tại điểm đấu nối trong hệ thống điện phân phối của khách hàng sử dụng lưới điện phân phối không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu vận hành lưới điện phân phối, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm thông báo và phối hợp với khách hàng đưa ra biện pháp khắc phục.
Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải chịu mọi chi phí thực hiện các biện pháp khắc phục.
Ngoài ra, khi thực hiện đấu nối thiết bị điện, đơn vị phân phối điện và khách hàng cũng có trách nhiệm tuân thủ các quy định sau:
- Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm tuân thủ các yêu cầu về đấu nối thiết bị điện thuộc sở hữu của mình theo đúng quy định tại Thông tư này.
- Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm phối hợp thực hiện phương án đấu nối khi khách hàng có hồ sơ đề nghị đấu nối hợp lệ. Việc đấu nối và điều chỉnh đấu nối phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đấu nối.
- Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm ban hành quy trình nội bộ thực hiện các nội dung công tác của đơn vị, phối hợp với khách hàng để nhằm rút ngắn thời gian thực hiện thỏa thuận đấu nối, thực hiện đấu nối cho khách hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.