Thiết bị di động có phải là tài sản vật lý trong bảo đảm an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng không?

Tôi có câu hỏi là thiết bị di động có phải là tài sản vật lý trong bảo đảm an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng không? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.T đến từ Bình Dương.

Thiết bị di động là gì?

Tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 09/2020/TT-NHNN có giải thích thiết bị di động là thiết bị số được thiết kế có thể di chuyển mà không ảnh hưởng tới khả năng hoạt động, có hệ điều hành, có khả năng xử lý, kết nối mạng và có màn hình hiển thị như máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại di động thông minh.

thiết bị di động

Thiết bị di động là gì? (Hình từ Internet)

Thiết bị di động có phải là tài sản vật lý trong bảo đảm an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng không?

Thiết bị di động có phải là tài sản vật lý trong bảo đảm an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 09/2020/TT-NHNN như sau:

Quản lý tài sản vật lý
1. Tài sản vật lý là thiết bị di động, vật mang tin, ngoài các quy định tại Điều này, phải được quản lý theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Thông tư này.
2. Với mỗi hệ thống thông tin do tổ chức trực tiếp quản lý, tổ chức phải lập danh sách tài sản vật lý gồm các thông tin cơ bản sau: tên tài sản, giá trị, vị trí lắp đặt, chủ thể quản lý, mục đích sử dụng, tình trạng sử dụng, hệ thống thông tin tương ứng.
3. Tài sản vật lý phải được giao, gán trách nhiệm cho cá nhân hoặc bộ phận quản lý, sử dụng.
4. Tài sản vật lý khi mang ra khỏi trụ sở của tổ chức phải được sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền và phải thực hiện biện pháp bảo vệ để bảo mật thông tin lưu trữ trên tài sản nếu tài sản đó có chứa thông tin bí mật.
5. Tài sản vật lý có lưu trữ thông tin bí mật khi thay đổi mục đích sử dụng hoặc thanh lý phải được thực hiện các biện pháp tiêu hủy hoặc xóa thông tin bí mật đó bảo đảm không có khả năng phục hồi. Trường hợp không thể tiêu hủy được thông tin bí mật, tổ chức thực hiện biện pháp tiêu hủy cấu phần lưu trữ dữ liệu trên tài sản đó.

Như vậy, theo quy định trên thì thiết bị di động là một trong các tài sản vật lý trong bảo đảm an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng.

Thiết bị di động là tài sản của tổ chức trong bảo đảm an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật nào?

Thiết bị di động là tài sản của tổ chức trong bảo đảm an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật được quy định tại khoản 5 Điều 11 Thông tư 09/2020/TT-NHNN như sau:

Quản lý sử dụng thiết bị di động
1. Các thiết bị di động khi kết nối vào hệ thống mạng nội bộ của tổ chức phải được đăng ký để kiểm soát.
2. Giới hạn phạm vi kết nối từ thiết bị di động đến các dịch vụ, hệ thống thông tin của tổ chức; kiểm soát các kết nối từ thiết bị di động tới các hệ thống thông tin được phép sử dụng tại tổ chức.
3. Quy định trách nhiệm của cá nhân trong tổ chức khi sử dụng thiết bị di động để phục vụ công việc.
4. Thiết bị di động được sử dụng để phục vụ công việc phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật tối thiểu sau:
a) Thiết lập chức năng vô hiệu hóa, khóa thiết bị hoặc xóa dữ liệu từ xa trong trường hợp thất lạc hoặc bị mất cắp;
b) Sao lưu dữ liệu trên thiết bị di động nhằm bảo vệ, khôi phục dữ liệu khi cần thiết;
c) Thực hiện các biện pháp bảo vệ dữ liệu khi bảo hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị di động.
5. Với thiết bị di động là tài sản của tổ chức, ngoài việc áp dụng các quy định tại khoản 4 Điều này, tổ chức phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật tối thiểu sau đây:
a) Kiểm soát các phần mềm được cài đặt; cập nhật các phiên bản phần mềm và các bản vá lỗi trên thiết bị di động;
b) Sử dụng các tính năng bảo vệ thông tin cá nhân, thông tin nội bộ, thông tin bí mật (nếu có); thiết lập mã khóa bí mật; cài đặt phần mềm phòng chống mã độc và các lỗi bảo mật khác.

Như vậy, theo quy định trên thì thiết bị di động là tài sản của tổ chức trong bảo đảm an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật tối thiểu sau:

- Thiết lập chức năng vô hiệu hóa, khóa thiết bị hoặc xóa dữ liệu từ xa trong trường hợp thất lạc hoặc bị mất cắp;

- Sao lưu dữ liệu trên thiết bị di động nhằm bảo vệ, khôi phục dữ liệu khi cần thiết;

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ dữ liệu khi bảo hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị di động.

- Kiểm soát các phần mềm được cài đặt; cập nhật các phiên bản phần mềm và các bản vá lỗi trên thiết bị di động;

- Sử dụng các tính năng bảo vệ thông tin cá nhân, thông tin nội bộ, thông tin bí mật (nếu có); thiết lập mã khóa bí mật; cài đặt phần mềm phòng chống mã độc và các lỗi bảo mật khác.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,003 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào