Thiết bị cấp đông, làm lạnh và bảo quản thủy sản đối với tàu cá ngoài vùng biển Việt Nam nên để ở nhiệt độ nào là thích hợp?
- Điều kiện tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam cần đáp ứng những gì?
- Trình tự, thủ tục cấp phép cho tàu cá khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam thực hiện như thế nào?
- Thiết bị cấp đông, làm lạnh và bảo quản thủy sản đối với tàu cá ngoài vùng biển Việt Nam nên để ở nhiệt độ nào là thích hợp?
Điều kiện tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam cần đáp ứng những gì?
Theo Điều 46 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam như sau:
Tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên, không vi phạm khai thác bất hợp pháp.
- Có mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO).
- Có quan sát viên theo quy định của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực hoặc quốc gia ven biển.
- Thuyền viên và người làm việc trên tàu cá phải có giấy chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng quản lý nghề cá tại vùng biển quốc tế đối với trường hợp cấp giấy phép đi khai thác tại vùng biển do Tổ chức quản lý nghề cá khu vực quản lý.
- Tàu cá phải trang bị, lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc, hàng hải trên tàu cá bao gồm: Máy thu phát vô tuyến điện thoại sóng cực ngắn (VHF) có bộ phận gọi, chọn số và thu trực canh (DCS) trên kênh 70 hoặc 16; máy thu phát vô tuyến điện (MF/HF); máy thu tự động thông báo hàng hải và thời tiết (NAVTEX), phao chỉ báo vị trí khẩn cấp (EPIRB), thiết bị định vị vệ tinh (GPS).
- Tàu cá phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tự động truyền qua hệ thống thông tin vệ tinh.
Thiết bị cấp đông, làm lạnh và bảo quản thủy sản đối với tàu cá ngoài vùng biển Việt Nam nên để ở nhiệt độ nào là thích hợp?
Trình tự, thủ tục cấp phép cho tàu cá khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam thực hiện như thế nào?
Tại Điều 47 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định về việc Cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá khai thác thủy sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam hoặc cấp phép cho đi khai thác tại vùng biển thuộc thẩm quyền quản lý của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực:
- Hồ sơ cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp văn bản chấp thuận theo Mẫu số 05.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này hoặc giấy đăng ký cấp phép theo Mẫu số 06.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao chứng thực và bản dịch ra tiếng Việt hợp đồng hợp tác khai thác thủy sản ở vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia và lãnh thổ khác phê duyệt đối với trường hợp cấp văn bản chấp thuận;
c) Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
d) Bản chụp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;
đ) Danh sách, ảnh và số hộ chiếu của thuyền viên, người làm việc trên tàu cá;
e) Bản chụp bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng;
g) Giấy chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng quản lý nghề cá tại vùng biển quốc tế đối với trường hợp cấp giấy phép đi khai thác chịu sự quản lý của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực.
- Trình tự thực hiện:
Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá khai thác thủy sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, nếu không cấp văn bản chấp thuận hoặc không cấp phép, Tổng cục Thủy sản phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do; nếu hồ sơ đạt theo yêu cầu Tổng cục Thủy sản xem xét và cấp:
a) Văn bản chấp thuận theo Mẫu số 07.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này hoặc giấy phép theo Mẫu số 08.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Danh sách thuyền viên và người làm việc trên tàu cá theo Mẫu số 09.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
- Sau khi cấp văn bản chấp thuận hoặc giấy phép, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp, Tổng cục Thủy sản phải thông báo theo Mẫu số 10.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tàu đi khai thác thủy sản ở vùng biển Việt Nam và các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao biết để phối hợp theo dõi và quản lý.
- Tổ chức, cá nhân khi nhận văn bản chấp thuận hoặc giấy phép và các giấy tờ có liên quan phải nộp cho Tổng cục Thủy sản bản chính Giấy phép khai thác thủy sản hoạt động trong vùng biển Việt Nam đã được cấp.
- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhận lại Giấy phép khai thác thủy sản, gửi đề nghị đến Tổng cục Thủy sản. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
Thiết bị cấp đông, làm lạnh và bảo quản thủy sản đối với tàu cá ngoài vùng biển Việt Nam nên để ở nhiệt độ nào là thích hợp?
Tại tiểu mục 2.1.3; 2.2.4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-13:2009/BNNPTNT về Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có quy định về trang thiết bị, dụng cụ bảo quản sản phẩm và dụng cụ, hoá chất vệ sinh như sau:
* Thiết bị cấp đông, làm lạnh (đối với những tàu có thiết bị cấp đông):
- Phải có công suất đủ mạnh để cấp đông nhanh sản phẩm đánh bắt;
- Nếu sử dụng thiết bị có dùng nước muối để làm lạnh, thì thiết bị lạnh và khuấy phải đủ công suất để duy trì nhiệt độ của thuỷ sản theo quy định. Nước muối phải được thay mới trước mỗi chuyến biển;
- Chỉ được phép sử dụng các tác nhân lạnh bay hơi tiếp xúc trực tiếp với thuỷ sản là: không khí, nitơ lỏng, điôxyt cacbon rắn.
* Cấp đông và bảo quản thuỷ sản đông lạnh (đối với tàu cá có thiết bị cấp đông và kho lạnh)
- Thuỷ sản xếp trong hầm đông phải đảm bảo để quá trình lạnh đông nhanh và đều, nhiệt độ trung tâm sản phẩm phải đạt – 180C hoặc thấp hơn;
- Thuỷ sản sau khi đưa ra khỏi tủ cấp đông phải được bao gói và đưa ngay vào kho lạnh bảo quản;
- Trong kho lạnh, thuỷ sản phải được kê xếp theo từng lô riêng biệt, ghi chép rõ vị trí và ngày, tháng bảo quản của từng lô. Nhiệt độ sản phẩm trong kho lạnh đảm bảo đạt -180C hoặc thấp hơn; nhiệt độ trong kho không được dao động quá mức cho phép là ± 30C.
Theo đó, thuỷ sản xếp trong hầm đông phải đảm bảo để quá trình lạnh đông nhanh và đều, nhiệt độ trung tâm sản phẩm phải đạt – 180C hoặc thấp hơn. Trong kho lạnh, thuỷ sản phải được kê xếp theo từng lô riêng biệt, nhiệt độ sản phẩm trong kho lạnh đảm bảo đạt -180C hoặc thấp hơn; nhiệt độ trong kho không được dao động quá mức cho phép là ± 30C.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.