Thí sinh dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan được miễn thi môn Pháp luật về hải quan và môn Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan trong trường hợp nào?
- Thí sinh dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan được miễn thi môn Pháp luật về hải quan và môn Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan trong trường hợp nào?
- Thời gian làm bài đối với các môn thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan là bao lâu?
- Ban Coi thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan gồm có những ai?
Thí sinh dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan được miễn thi môn Pháp luật về hải quan và môn Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan trong trường hợp nào?
Điều kiện miễn thi môn Pháp luật về hải quan và môn Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan được quy định tại điểm a khoản 7 Điều 3 Thông tư 12/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 22/2019/TT-BTC) như sau:
Thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan
...
7. Trường hợp miễn thi:
a) Miễn thi môn Pháp luật về hải quan và môn Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan đối với trường hợp sau:
a.1) Người tốt nghiệp chuyên ngành hải quan thuộc các trường đại học, cao đẳng mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp;
a.2) Người đã làm giảng viên thuộc chuyên ngành hải quan tại các trường đại học, cao đẳng có thời gian công tác liên tục từ 05 năm trở lên, sau khi thôi làm giảng viên (không bao gồm trường hợp bị kỷ luật buộc thôi việc) mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc.
b) Miễn thi môn Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương đối với trường hợp sau:
b.1) Người tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế ngoại thương, thương mại quốc tế, kinh tế đối ngoại, kinh tế quốc tế hoặc logistics và quản lý chuỗi cung ứng thuộc các trường đại học, cao đẳng mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp;
b.2) Người đã làm giảng viên thuộc chuyên ngành kinh tế ngoại thương hoặc thương mại quốc tế hoặc kinh tế đối ngoại hoặc kinh tế quốc tế hoặc logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại các trường đại học, cao đẳng có thời gian công tác liên tục từ 05 năm trở lên, sau khi thôi làm giảng viên (không bao gồm trường hợp bị kỷ luật buộc thôi việc) mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc.
...
Như vậy, theo quy định, thí sinh dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan được miễn thi môn Pháp luật về hải quan và môn Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan nếu thuộc trường hợp sau đây:
- Tốt nghiệp chuyên ngành hải quan thuộc các trường đại học, cao đẳng mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp;
- Đã làm giảng viên thuộc chuyên ngành hải quan tại các trường đại học, cao đẳng có thời gian công tác liên tục từ 05 năm trở lên, sau khi thôi làm giảng viên (không bao gồm trường hợp bị kỷ luật buộc thôi việc) mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc.
Thí sinh dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan được miễn thi môn Pháp luật về hải quan và môn Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Thời gian làm bài đối với các môn thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan là bao lâu?
Thời gian làm bài thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan được quy định tại khoản 8 Điều 3 Thông tư 12/2015/TT-BTC như sau:
Thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan
...
8. Hình thức thi: Thi viết; trắc nghiệm; thực hành trên máy tính hoặc kết hợp giữa các hình thức thi trên. Căn cứ vào hình thức thi, Tổng cục Hải quan quy định thời gian làm bài thi, nhưng không quá 120 phút/môn thi.
...
Như vậy, theo quy định, tùy thuộc vào hình thức thi mà thời gian làm bài đối với các môn thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan sẽ có sự khác nhau.
Tuy nhiên, thời gian làm bài thi sẽ không quá 120 phút/môn thi.
Ban Coi thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan gồm có những ai?
Thành phần Ban Coi thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan được quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy chế tổ chức thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan ban hành kèm theo Quyết định 3605/QĐ-TCHQ năm 2019 như sau:
Ban Đề thi, Ban Coi thi và Ban Chấm thi
...
2. Ban Coi thi
a. Thành phần
Do Hội đồng thi thành lập, gồm có Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban, Tổ Thư ký và các cán bộ coi thi (gọi là Giám thị).
- Ban Coi thi được thành lập theo từng Ban riêng biệt, độc lập theo từng địa điểm tổ chức thi;
- Ban Coi thi gồm các thành viên là thành viên Hội đồng thi, Lãnh đạo, cán bộ của Cục Hải quan tỉnh thành phố nơi có địa điểm tổ chức thi (có thể tại Trụ sở Cục khi đảm bảo);
b. Nhiệm vụ
- Tổ chức, sắp xếp và phân công Giám thị phòng thi (gồm Giám thị 1 và Giám thị 2) và Giám thị hành lang, bố trí bảo vệ nơi tổ chức thi; sắp xếp thí sinh vào phòng thi;
- Tiếp nhận đề thi, phát đề thi, thu bài thi, bàn giao bài thi theo đúng quy chế. Hướng dẫn thí sinh quy trình, cách làm bài thi trắc nghiệm trên máy tính;
- Lập Biên bản các trường hợp vi phạm quy chế thi, báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi xem xét, giải quyết;
- Trưởng Ban Coi thi có quyền tạm đình chỉ việc coi thi của Giám thị hoặc tạm đình chỉ việc thi của thí sinh nếu phát hiện có vi phạm quy chế thi và báo cáo ngay với Chủ tịch Hội đồng thi để xem xét, quyết định;
...
Như vậy, theo quy định, Ban Coi thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan do Hội đồng thi thành lập, gồm có Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban, Tổ Thư ký và các cán bộ coi thi (giám thị).
- Ban Coi thi được thành lập theo từng Ban riêng biệt, độc lập theo từng địa điểm tổ chức thi;
- Ban Coi thi gồm các thành viên là thành viên Hội đồng thi, Lãnh đạo, cán bộ của Cục Hải quan tỉnh thành phố nơi có địa điểm tổ chức thi (có thể tại Trụ sở Cục khi đảm bảo).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.