Thi đấu xe đạp vượt chướng ngại vật thì sân đua phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào? Có cần ghi hình quá trình thi đấu của các vận động viên không?
- Thi đấu xe đạp vượt chướng ngại vật thì sân đua phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
- Thi đấu xe đạp vượt chướng ngại vật thì có cần ghi hình quá trình thi đấu của các vận động viên không?
- Thi đấu xe đạp địa hình vượt chướng ngại vật kết thúc có cần báo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước không?
- Thi đấu vượt xe đạp vượt chướng ngại vật thì ban tổ chức phải có trách nhiệm gì?
Thi đấu xe đạp vượt chướng ngại vật thì sân đua phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 14/2013/TT-BVHTTDL, có quy định về sân đua xe đạp vượt chướng ngại vật (BMX) như sau:
Sân đua Xe đạp vượt chướng ngại vật (BMX)
1. Chiều dài đường đua từ 300m đến 400m (đo từ tâm đường đua), chiều rộng tối thiểu là 5m bao gồm các đoạn đường thẳng và các khúc cua nghiêng tạo thành đường đua.
2. Khu vực xuất phát được thiết kế cao hơn so với đường đua, có chiều rộng tối thiểu là 10m và chiều cao tối thiểu là 1,5m. Đoạn đường xuất phát có các làn đường xuất phát riêng.
3. Cửa xuất phát có chiều cao tối thiểu 0,5m với độ dốc không quá 90 độ (90o). Cửa xuất phát được thiết kế để có thể đỡ được bánh xe của vận động viên.
4. Mép ngoài của đường đua được sơn màu trắng. Hàng rào ngăn cách đường đua và khán giả được đặt cách đường đua tối thiểu là 2m, được làm bằng nhựa hoặc chất liệu có khả năng hấp thụ lực va đập từ vận động viên và xe thi đấu.
5. Có đoạn đường thẳng sau vạch đích để các vận động viên giảm tốc độ và dừng xe.
Như vậy, theo quy định trên thì thi đấu xe đạp vượt chướng ngại vật thì sân đua phải đáp ứng 5 tiêu chuẩn sau:
- Chiều dài đường đua từ 300m đến 400m (đo từ tâm đường đua), chiều rộng tối thiểu là 5m bao gồm các đoạn đường thẳng và các khúc cua nghiêng tạo thành đường đua
- Khu vực xuất phát được thiết kế cao hơn so với đường đua, có chiều rộng tối thiểu là 10m và chiều cao tối thiểu là 1,5m. Đoạn đường xuất phát có các làn đường xuất phát riêng.
- Cửa xuất phát có chiều cao tối thiểu 0,5m với độ dốc không quá 90 độ (90o). Cửa xuất phát được thiết kế để có thể đỡ được bánh xe của vận động viên.
- Mép ngoài của đường đua được sơn màu trắng. Hàng rào ngăn cách đường đua và khán giả được đặt cách đường đua tối thiểu là 2m, được làm bằng nhựa hoặc chất liệu có khả năng hấp thụ lực va đập từ vận động viên và xe thi đấu
- Có đoạn đường thẳng sau vạch đích để các vận động viên giảm tốc độ và dừng xe.
Thi đấu xe đạp vượt chướng ngại vật thì sân đua phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào? (Hình từ Internet)
Thi đấu xe đạp vượt chướng ngại vật thì có cần ghi hình quá trình thi đấu của các vận động viên không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 14/2013/TT-BVHTTDL, có quy định điều kiện về trang thiết bị như sau:
Điều kiện về trang thiết bị
1. Có thiết bị liên lạc cho các thành viên tổ chức và điều hành giải đấu.
2. Có máy quay phim ghi lại quá trình thi đấu.
3. Có phương tiện di chuyển cho các thành viên tổ chức, điều hành và các đội trong quá trình thi đấu.
4. Có các trang thiết bị phục vụ bộ phận trọng tài điều hành giải và hướng dẫn đoàn đua gồm: cờ, chuông, còi, bảng báo giờ, báo vòng, băng xuất phát, băng đích, thiết bị kiểm tra độ an toàn, kích thước và trọng lượng của xe thi đấu.
Như vậy, theo quy định trên thì thi đấu xe đạp vượt chướng ngại vật thì trong quá trình các vận động viên thi đấu phải có các máy quay phim ghi lại quá trình thi đấu.
Thi đấu xe đạp địa hình vượt chướng ngại vật kết thúc có cần báo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước không?
Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 13/2014/TT-BVHTTDL, có quy định báo cáo kết quả tổ chức thi đấu như sau:
Báo cáo kết quả tổ chức thi đấu
Tổ chức, cá nhân tổ chức thi đấu Xe đạp thể thao báo cáo kết quả tổ chức thi đấu cho cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật sau khi kết thúc thi đấu.
Như vậy, theo quy định trên thi đáu giải xe đạp vượt chướng ngại vật thì sau khi kết thúc giải thi đấu thì tổ chức, cá nhân tổ chức thi đấu xe đạp vượt chướng ngại vật phải báo cáo kết quả tổ chức thi đấu cho cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật.
Thi đấu vượt xe đạp vượt chướng ngại vật thì ban tổ chức phải có trách nhiệm gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 14/2013/TT-BVHTTDL, có quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân như sau:
Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
1. Tổ chức, cá nhân đứng ra tổ chức giải thi đấu Xe đạp thể thao có trách nhiệm báo cáo hoặc xin phép tổ chức giải bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật.
2. Ban Tổ chức giải có trách nhiệm:
a) Xây dựng kế hoạch tổ chức, chương trình, lịch trình và lộ trình thi đấu; đảm bảo an toàn và các yêu cầu chuyên môn;
b) Phối hợp với các cơ quan Công an, Giao thông vận tải, Y tế, Thông tin – truyền thông và các cơ quan có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đảm bảo công tác an toàn, trật tự, công tác y tế, sơ cứu, cấp cứu trong quá trình thi đấu, công tác tuyên truyền, quảng cáo theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì ban tổ chức giải phải có trách nhiệm sau:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức, chương trình, lịch trình và lộ trình thi đấu, đảm bảo an toàn và các yêu cầu chuyên môn;
- Phối hợp với các cơ quan Công an, Giao thông vận tải, Y tế, Thông tin – truyền thông và các cơquan có liên quan đến xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đảm bảo công tác an toàn, trật tự, công tác y tế, sơ cứu, cấp cứu trong quá trình thi đấu, công tác tuyên truyền, quảng cáo theo quy định của pháp luật.,
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.