Theo quy tắc ứng xử khi thực hiện nhiệm vụ, Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp có được mang tài liệu trong hồ sơ vụ việc ra khỏi cơ quan không?
- Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp phải làm những việc gì để đáp ứng quy tắc ứng xử khi thực hiện nhiệm vụ?
- Theo quy tắc ứng xử khi thực hiện nhiệm vụ, Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp có được mang tài liệu trong hồ sơ vụ việc ra khỏi cơ quan không?
- Sự đúng mực theo chuẩn mực đạo đức của Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp thể hiện như thế nào?
Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp phải làm những việc gì để đáp ứng quy tắc ứng xử khi thực hiện nhiệm vụ?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán Ban hành kèm theo Quyết định 87/QĐ-HĐTC năm 2018 quy định về ứng xử khi thực hiện nhiệm vụ như sau:
Ứng xử khi thực hiện nhiệm vụ
1. Những việc Thẩm phán phải làm:
a) Thực hiện việc giải quyết các vụ việc được phân công theo đúng quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm dân chủ, nghiêm minh, khách quan trong giải quyết các vụ việc; lắng nghe, tôn trọng ý kiến của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng;
c) Giải thích, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật;
d) Tiếp xúc với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết đúng nơi quy định;
đ) Từ chối tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật;
e) Phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
...
Theo đó, những việc Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp phải làm để đáp ứng quy tắc ứng xử khi thực hiện nhiệm vụ:
- Thực hiện việc giải quyết các vụ việc được phân công theo đúng quy định của pháp luật;
- Bảo đảm dân chủ, nghiêm minh, khách quan trong giải quyết các vụ việc; lắng nghe, tôn trọng ý kiến của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng;
- Giải thích, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật;
- Tiếp xúc với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết đúng nơi quy định;
- Từ chối tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật;
- Phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp (Hình từ Internet)
Theo quy tắc ứng xử khi thực hiện nhiệm vụ, Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp có được mang tài liệu trong hồ sơ vụ việc ra khỏi cơ quan không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán Ban hành kèm theo Quyết định 87/QĐ-HĐTC năm 2018 quy định về ứng xử khi thực hiện nhiệm vụ như sau:
Ứng xử khi thực hiện nhiệm vụ
...
2. Những việc Thẩm phán không được làm:
a) Những việc pháp luật quy định công dân không được làm;
b) Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ việc không đúng quy định của pháp luật;
c) Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ việc;
d) Mang hồ sơ vụ việc hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ việc ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền;
đ) Tiếp xúc bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác trong vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định;
e) Sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng;
g) Truy ép, gợi ý cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng cung cấp tài liệu, khai báo, trình bày sự việc không khách quan, trung thực;
h) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật công tác của mình, của cán bộ, công chức thuộc Tòa án và các cơ quan liên quan khác;
i) Tiết lộ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Theo quy định trên, Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp không được mang hồ sơ vụ việc hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ việc ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
Sự đúng mực theo chuẩn mực đạo đức của Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp thể hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán Ban hành kèm theo Quyết định 87/QĐ-HĐTC năm 2018 quy định như sau:
Sự đúng mực
1. Trong mọi hoạt động của mình, Thẩm phán phải hành xử đúng mực, lịch thiệp, thận trọng; duy trì trật tự và sự tôn nghiêm trong quá trình tố tụng; luôn thể hiện sự kiên nhẫn, nhân ái đối với các bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác.
2. Tại phiên tòa, phiên họp hoặc trong các văn bản tố tụng, Thẩm phán không được đưa ra những nhận định gây xúc phạm người khác.
Theo đó, trong mọi hoạt động của mình, Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp phải hành xử đúng mực, lịch thiệp, thận trọng; duy trì trật tự và sự tôn nghiêm trong quá trình tố tụng; luôn thể hiện sự kiên nhẫn, nhân ái đối với các bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác.
Tại phiên tòa, phiên họp hoặc trong các văn bản tố tụng, Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp không được đưa ra những nhận định gây xúc phạm người khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.