Theo quy định pháp luật bảo vệ môi trường đối với phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài hoạt động trên đường thủy nội địa và bảo vệ môi trường trong khai thác cảng, bến thủy nội địa như thế nào?

Xin chào Ban tư vấn THƯ VIỆN PHÁP LUẬT, theo quy định pháp luật bảo vệ môi trường đối với phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài hoạt động trên đường thủy nội địa và bảo vệ môi trường trong khai thác cảng, bến thủy nội địa như thế nào?

Bảo vệ môi trường đối với phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài hoạt động trên đường thủy nội địa

Tại Điều 49 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về bảo vệ môi trường đối với phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài hoạt động trên đường thủy nội địa cụ thể:

- Tàu biển phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu.

- Phương tiện phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa.

- Quản lý chất thải thông thường

a) Phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài hoạt động trên đường thủy nội địa và các tuyến vận tải ven biển phải che chắn, không để rơi hàng hóa, phát tán bụi gây ô nhiễm môi trường;

b) Chất thải, chất gây ô nhiễm của phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài phải được thu gom, lưu giữ tại phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài để chuyển lên hệ thống thiết bị tiếp nhận tại cảng, bến thủy nội địa hoặc chuyển cho tổ chức có chức năng xử lý theo quy định;

c) Phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài phải trang bị thiết bị xử lý nước thải hoặc các két chứa trước khi chuyển lên bờ để xử lý;

d) Thông tin về việc đổ rác thải phải được lưu vào sổ ghi chép rác trên tàu, phương tiện;

đ) Trường hợp phương tiện chở hàng hóa có khả năng gây ô nhiễm thì phải có biện pháp phòng ngừa ô nhiễm tương ứng với hàng hóa gây ô nhiễm đó.

- Quản lý chất thải nguy hại

Phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài, thủy phi cơ phát sinh chất thải nguy hại, phải tuân thủ quy định pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.

- Không xả dầu, nước dằn, nước làm mát hoặc nước lẫn dầu chứa các chất gây ô nhiễm ra môi trường vượt quá quy chuẩn môi trường cho phép, không sử dụng chất phân tán tràn dầu ra môi trường nước.

- Khi phát hiện có nguy cơ hoặc hành vi gây ô nhiễm môi trường, sự cố tràn dầu, người điều khiển phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài phải áp dụng ngay biện pháp ứng phó hiệu quả, đồng thời phải báo cáo ngay lập tức sự cố ô nhiễm môi trường, sự cố tràn dầu hoặc dự kiến khả năng xảy ra sự cố ô nhiễm, tràn dầu cho cơ quan quản lý chuyên ngành nơi gần nhất.

- Phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài hoạt động trên đường thủy nội địa, trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về quy định bảo vệ môi trường.

- Phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài đang neo đậu trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Nạo ống khói hoặc xả khói đen;

b) Cọ rửa hầm hàng hoặc mặt boong gây ô nhiễm môi trường;

c) Bơm xả các loại nước bẩn, dầu, nước lẫn cặn dầu và các loại chất lỏng độc hại khác;

d) Vứt rác, đổ rác hoặc các đồ vật, chất thải rắn khác từ phương tiện, tàu xuống nước hoặc cầu cảng, bến thủy nội địa;

đ) Gõ rỉ, sơn tàu làm ô nhiễm môi trường.

- Thuyền trưởng phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài khi hoạt động trên đường thủy nội địa và trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

a) Khi phát hiện có nguy cơ hoặc hành vi gây ô nhiễm môi trường phải thông báo ngay cho Cảng vụ; đồng thời, ghi rõ vào nhật ký của tàu, phương tiện mình về thời gian, địa điểm và tính chất của sự cố ô nhiễm đó;

b) Nếu sự cố gây ô nhiễm môi trường phát sinh từ hoạt động của tàu, phương tiện mình, phải áp dụng ngay biện pháp ứng phó hiệu quả và kịp thời thông báo cho Cảng vụ biết.

- Người điều khiển phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài gây thiệt hại, ô nhiễm môi trường phải bồi thường và bị xử lý theo quy định.

Bảo vệ môi trường trong khai thác cảng, bến thủy nội địa

Bảo vệ môi trường trong khai thác cảng, bến thủy nội địa

Bảo vệ môi trường trong khai thác cảng, bến thủy nội địa

Theo Điều 47 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về bảo vệ môi trường trong khai thác cảng, bến thủy nội địa như sau:

Người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa có trách nhiệm:

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định đối với cảng thủy nội địa và bến thủy nội địa kinh doanh xăng dầu.

- Bố trí nhân sự quản lý, thực hiện công tác bảo vệ môi trường cảng, bến.

- Thu gom, xử lý nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động của cảng, bến bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường; thực hiện quan trắc định kỳ nước thải trước và sau khi xử lý theo yêu cầu trong hồ sơ được duyệt; lưu giữ số liệu quan trắc để phục vụ kiểm tra hoạt động của hệ thống xử lý nước thải.

- Thu gom, phân loại, lưu giữ các loại chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của cảng, bến để xử lý hoặc thuê tổ chức có chức năng xử lý chất thải để tiếp nhận, vận chuyển và xử lý theo quy định.

- Bố trí phương tiện, dụng cụ, thiết bị tại cảng, bến để tiếp nhận chất thải rắn thông thường từ phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài, thủy phi cơ; niêm yết, cung cấp danh sách tổ chức có chức năng xử lý chất thải nguy hại để tiếp nhận, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại phát sinh từ phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài, thủy phi cơ.

- Giảm thiểu bụi và hạn chế tiếng ồn, độ rung gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động.

- Bố trí cách ly và bảo đảm khoảng cách an toàn trong tiếp nhận, lưu kho hàng hóa nguy hiểm, hàng hóa dễ cháy nổ theo quy định.

Bảo vệ môi trường trong hoạt động đóng mới, sửa chữa, hoán cải, phục hồi và phá dỡ phương tiện

Căn cứ Điều 48 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Chủ cơ sở đóng mới, sửa chữa, hoán cải, phục hồi và phá dỡ phương tiện có trách nhiệm:

- Xây dựng và thực hiện phương án bảo vệ môi trường, kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định.

- Bố trí nhân sự quản lý, thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động của cơ sở.

- Thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ sở để xử lý theo quy định.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
4,824 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào