Theo quy định của Luật Quốc phòng, bảo đảm quốc phòng gồm những gì? 05 nguyên tắc hoạt động quốc phòng?

Theo quy định của Luật Quốc phòng, bảo đảm quốc phòng gồm những gì? Cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng là hành vi bị nghiêm cấm đúng không? 05 nguyên tắc hoạt động quốc phòng gồm những nguyên tắc gì?

Theo quy định của Luật Quốc phòng, bảo đảm quốc phòng gồm những gì?

Căn cứ quy định tại Chương V Luật Quốc phòng 2018, bảo đảm quốc phòng bao gồm:

- Bảo đảm nguồn nhân lực

- Bảo đảm nguồn lực tài chính

- Bảo đảm tài sản phục vụ quốc phòng

- Bảo đảm phục vụ quốc phòng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội và đối ngoại

- Bảo đảm hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân

Trong đó:

(1) Bảo đảm nguồn nhân lực được quy định tại Điều 29 Luật Quốc phòng 2018 như sau:

- Công dân Việt Nam là nguồn nhân lực chủ yếu của quốc phòng.

- Nhà nước có chính sách, kế hoạch xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; ưu tiên thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để bảo đảm cho nhiệm vụ quốc phòng.

(2) Bảo đảm nguồn lực tài chính được quy định tại Điều 30 Luật Quốc phòng 2018 như sau:

- Nhà nước bảo đảm ngân sách cho quốc phòng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; ưu tiên đầu tư ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng chiến lược, trọng điểm, địa bàn xung yếu về quốc phòng và một số lực lượng Quân đội nhân dân tiến thẳng lên hiện đại.

- Tổ chức kinh tế bảo đảm kinh phí thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của pháp luật.

(3) Bảo đảm tài sản phục vụ quốc phòng được quy định tại Điều 31 Luật Quốc phòng 2018 như sau:

- Tài sản phục vụ quốc phòng là tài sản công do Nhà nước thống nhất quản lý và bảo đảm bao gồm:

+ Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ bao gồm tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý về quốc phòng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Tài sản trưng mua, trưng dụng, huy động và tài sản khác được Nhà nước giao cho Bộ Quốc phòng, cơ quan, tổ chức, địa phương quản lý phục vụ quốc phòng theo quy định của pháp luật.

- Nhà nước có kế hoạch xây dựng dự trữ quốc gia để bảo đảm cho quốc phòng. Việc quản lý, sử dụng dự trữ quốc gia để bảo đảm cho quốc phòng thực hiện theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.

(4) Bảo đảm phục vụ quốc phòng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội và đối ngoại được quy định tại Điều 32 Luật Quốc phòng 2018 như sau:

- Chính phủ có kế hoạch bảo đảm phục vụ quốc phòng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội và đối ngoại.

- Bộ, ngành trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Quốc phòng, cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng kế hoạch bảo đảm phục vụ quốc phòng và tổ chức thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Nhà nước có quy hoạch, kế hoạch và xây dựng hệ thống các công trình quốc phòng, khu quân sự, kho đạn dược, công nghiệp quốc phòng, an ninh; hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; kế hoạch xây dựng khu kinh tế - quốc phòng trong phạm vi cả nước.

(5) Bảo đảm hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân được quy định tại Điều 33 Luật Quốc phòng 2018 như sau:

Nhà nước bảo đảm nhu cầu tài chính, tài sản sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh và các chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp với tính chất hoạt động đặc thù của lực lượng vũ trang nhân dân.

Theo quy định của Luật Quốc phòng, bảo đảm quốc phòng gồm những gì? 05 nguyên tắc hoạt động quốc phòng?

Theo quy định của Luật Quốc phòng, bảo đảm quốc phòng gồm những gì? 05 nguyên tắc hoạt động quốc phòng? (Hình từ Internet)

Cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng là hành vi bị nghiêm cấm đúng không?

Căn cứ quy định tại Điều 6 Luật Quốc phòng 2018 như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng
1. Chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Thành lập, tham gia, tài trợ tổ chức vũ trang trái pháp luật.
3. Điều động, sử dụng người, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trang bị, thiết bị, phương tiện để tiến hành hoạt động vũ trang khi chưa có lệnh hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc không có trong kế hoạch huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu đã được phê duyệt.
4. Chống lại hoặc cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
5. Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng để xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
6. Phân biệt đối xử về giới trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

Như vậy, hành vi cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng là hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng.

05 nguyên tắc hoạt động quốc phòng gồm những nguyên tắc gì theo Luật Quốc phòng?

Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Quốc phòng 2018, 05 nguyên tắc hoạt động quốc phòng bao gồm:

(1) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước.

(2) Củng cố, tăng cường quốc phòng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.

(3) Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân.

(4) Kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng.

(5) Kết hợp quốc phòng với an ninh, đối ngoại.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

145 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào