Theo quy định cá nhân có thể dùng trái phiếu chính phủ để thế chấp vay vốn ngân hàng hay không?
Có bao nhiêu Loại hình giao dịch công cụ nợ?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 30/2019/TT-BTC quy định như sau:
Loại hình giao dịch
- Các loại hình giao dịch công cụ nợ bao gồm:
+ Giao dịch mua bán thông thường là giao dịch trên hệ thống giao dịch trong đó một bên bán và chuyển giao quyền sở hữu công cụ nợ cho một bên khác và không kèm theo cam kết mua lại công cụ nợ.
+ Giao dịch mua bán lại là giao dịch trên hệ thống giao dịch trong đó một bên bán và chuyển giao quyền sở hữu công cụ nợ cho một bên khác, đồng thời cam kết sẽ mua lại và nhận lại quyền sở hữu công cụ nợ đó sau một thời gian xác định với một mức giá xác định. Giao dịch mua bán lại bao gồm giao dịch bán (Giao dịch lần 1) và giao dịch mua lại (Giao dịch lần 2). Trong giao dịch mua bán lại, bên bán được hiểu là bên bán trong Giao dịch lần 1, bên mua được hiểu là bên mua trong Giao dịch lần 1.
+ Giao dịch bán kết hợp mua lại là giao dịch trên hệ thống giao dịch kết hợp hai giao dịch mua bán thông thường tại cùng một thời điểm với cùng một đối tác giao dịch, bao gồm một giao dịch bán công cụ nợ (Giao dịch thông thường lần 1) kết hợp với một giao dịch mua lại cùng công cụ nợ đó (Giao dịch thông thường lần 2) tại một thời điểm xác định trong tương lai. Trong đó, bên bán trong giao dịch thông thường lần 1 là bên mua trong giao dịch thông thường lần 2; đồng thời giá, khối lượng, thời điểm thực hiện của giao dịch thông thường lần 2 phải được xác định trước tại thời điểm giao kết hai giao dịch.
+ Giao dịch vay và cho vay là giao dịch trong đó bên đi vay thực hiện vay công cụ nợ và cam kết sẽ hoàn trả công cụ nợ đã vay cho bên cho vay sau một thời gian xác định.
Giao dịch vay và cho vay được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên và trên hệ thống giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán hoặc trên hệ thống vay, cho vay chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Các bên liên quan tự thỏa thuận và chịu trách nhiệm về các nội dung liên quan đến khối lượng vay, tài sản vay và hoàn trả, tài sản đảm bảo, lãi suất vay và các điều khoản khác, đảm bảo các thỏa thuận này tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật áp dụng cho các bên tham gia giao dịch và quy chế của Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
- Khi thực hiện nghĩa vụ tạo lập thị trường theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 27 Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán, nhà tạo lập thị trường được bán công cụ nợ khi chưa có đủ công cụ nợ tại thời điểm giao dịch. Trong trường hợp này, nhà tạo lập thị trường phải có đủ công cụ nợ để chuyển giao tại ngày thanh toán theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Thông tư này và quy chế của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
- Chỉ nhà tạo lập thị trường được thực hiện vay trong giao dịch vay và cho vay.
- Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành quy chế hướng dẫn cụ thể của từng loại hình giao dịch công cụ nợ sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Như vậy, hiện tại theo quy định pháp luật hiện hành đang có 04 loại hình giao dịch công cụ nợ là: Giao dịch mua bán thông thường; Giao dịch mua bán lại; Giao dịch bán kết hợp mua lại; Giao dịch vay và cho vay.
Theo quy định cá nhân có thể dùng trái phiếu chính phủ để thế chấp vay vốn ngân hàng hay không?
Giấy tờ có giá có bao gồm trái phiếu chính phủ không?
Theo quy định tại Công văn 141/TANDTC-KHXX 2011 quy định như sau:
"1. Điều 163 của Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Theo quy định tại điểm 8 Điều 6 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 thì giấy tờ có giá là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”. Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, thì giấy tờ có giá bao gồm:
a) Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được quy định tại Điều 1 của Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005;
b) Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005;
c) Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ được quy định tại điểm 16 Điều 3 của Luật quản lý nợ công năm 2009;
d) Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định) được quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán năm 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2010);
đ) Trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính phủ về “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp…"
Theo đó trái phiếu chính phủ là một loại giấy tờ có giá,.
Cá nhân có thể dùng trái phiếu chính phủ để thế chấp vay vốn ngân hàng được không?
(1) Căn cứ Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản như sau:
"1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai."
(2) Căn cứ Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thế chấp tài sản như sau:
"1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp."
Theo đó, vẫn có thể sử dụng trái phiếu Chính phủ để thế chấp vay vốn tại ngân hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.