Theo quy chuẩn Việt Nam thì yêu cầu kỹ thuật đối với giống ốc hương bố mẹ như thế nào? Các loại bệnh mà ốc hương bố mẹ thường hay gặp phải là những loại bệnh nào?

Khi nuôi trồng ốc hương bố mẹ thì cần dựa vào những thông số nào để xác định ốc hương của mình đạt đúng quy chuẩn về yêu cầu kỹ thuật theo quy chuẩn của Nhà nước? Có các loại bệnh nào mà ốc hương hay gặp phải hay không?

Theo quy chuẩn Việt Nam thì yêu cầu kỹ thuật đối với giống ốc hương bố mẹ như thế nào?

Theo tiểu mục 2.1 Mục 2 QCVN 02-37:2021/BNNPTNT về Giống động vật thân mềm: Tu hài; nghêu/ngao; hàu; ốc hương; ngao dầu; ngao giá/ngao lụa ban hành kèm theo Thông tư 14/2021/TT-BNNPTNT quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với ốc hương bố mẹ như sau:

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với ĐVTM bố mẹ
ĐVTM bố mẹ phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Bảng
Yêu cầu kỹ thuật đối với ĐVTM bố mẹ.

Theo quy chuẩn trên thì quy chuẩn kỹ thuật đối với ốc hương như sau:

- Kích thước (mm) không nhỏ hơn: Chiều cao vỏ: 40mm

- Khối lượng (g) không nhỏ hơn: 16g

- Thời hạn sử dụng cho sinh sản, không lớn hơn: 6 tháng từ ngày cho sinh sản lần đầu

Thực hiện lấy mẫu và phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật đối với ốc hương bố mẹ như thế nào?

Thực hiện lấy mẫu và phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật đối với ốc hương bố mẹ như thế nào?

Thực hiện lấy mẫu và phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật đối với ốc hương bố mẹ như thế nào?

Theo Mục 3 QCVN 02-37:2021/BNNPTNT về Giống động vật thân mềm: Tu hài; nghêu/ngao; hàu; ốc hương; ngao dầu; ngao giá/ngao lụa ban hành kèm theo Thông tư 14/2021/TT-BNNPTNT quy định về phương pháp lấy mẫu và phương pháp kiểm tra tiêu chuẩn đối với ốc hương bố mẹ như sau:

"3. PHƯƠNG PHÁP THỬ
3.1. Thiết bị, dụng cụ
Thiết bị, dụng cụ trong Quy chuẩn này tham khảo tại Phụ lục 2.
3.2. Lấy mẫu xác định chỉ tiêu kỹ thuật
3.2.1. ĐVTM Bố mẹ
Dùng tay thu ít nhất 30 cá thế ĐVTM bố mẹ thả vào thau (3.1.3) chứa sẵn nước biển. Trộn đều mẫu trong thau, thu ít nhất 10 cá thể để kiểm tra.
3.2.2. ĐVTM giống cấp I
Dùng vợt (3.1.2) vớt ngẫu nhiên ít nhất 200 cá thế ĐVTM giống cấp I từ các bể ương khác nhau. Lọc sạch cát, cho con giống vào thau (3.1.3) chứa sẵn nước biển. Trộn đều mẫu trong thau, dùng vợt (3.1.1) vớt ít nhất 50 cá thế cho vào cốc thủy tinh (3.1.4) có chứa nước biển để kiểm tra.
3.2.3. ĐVTM giống cấp II
Dùng vợt (3.1.2) sàng lọc ĐVTM giống cấp II từ các rổ hoặc bể ương nuôi (3 rổ hoặc 3 gốc bể) cho vào thau (3.1.3) có chứa sẵn nước biển. Mỗi mẫu thu ít nhất 200 cá thế. Trộn đều mẫu trong thau và vớt ít nhất 50 cá thế để kiểm tra.
3.2.4. Thu mẫu xác định các chỉ tiêu bệnh
Thu ngẫu nhiên 5 đến 10 cá thế ĐVTM bố mẹ, 350 đến 700 cá thế ĐVTM giống cấp I, 20 đến 30 cá thế ĐVTM giống cấp II. Mẫu thu được bảo quản trong túi nilon có dán nhãn, bảo quản trong thùng bảo ôn (3.1.9) và vận chuyển đến phòng thí nghiệm phân tích trong ngày.
3.3. Phương pháp kiểm tra
3.3.1. Các chỉ tiêu kỹ thuật ĐVTM bố mẹ
3.3.1.1. Xác định kích thước
Đo từng cá thể, dùng thước (3.1.5) xác định kích thước của ĐVTM bố mẹ. mẹ.
3.3.1.2. Xác định khối lượng
Cân từng cá thể, dùng cân (3.1.6) xác định khối lượng của ĐVTM bố
3.3.1.3. Xác định thời hạn sử dụng cho sinh sản
Xác định thời hạn sử dụng cho sinh sản đàn ĐVTM bố mẹ thông qua sổ theo dõi lý lịch đàn ĐVTM bố mẹ, nhật ký sản xuất.
3.3.2. Các chỉ tiêu kỹ thuật ĐVTM giống cấp I
3.3.2.1. Xác định kích thước
Đo từng cá thể, dùng thước (3.1.5) hoặc trắc vi thị kính (3.1.8) xác định kích thước của ĐVTM giống cấp I.
3.3.2.2. Xác định tỷ lệ dị hình
Xác định tỷ lệ dị hình của ĐVTM giống cấp I bằng cách quan sát ít nhất 50 cá thể dưới kính hiển vi (3.1.7). Tỷ lệ dị hình là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số cá thể bị dị hình trên tổng số cá thể được quan sát.
3.3.2.3. Xác định trạng thái hoạt động
Đặt thau (3.1.3) có chứa mẫu ở vị trí có đủ ánh sáng để có thể quan sát hoạt động của con giống bằng mắt thường. Kiểm tra chỉ tiêu trạng thái hoạt động bằng cách gõ nhẹ vào thành thau để quan sát phản ứng của con giống.
3.3.3. Các chỉ tiêu kỹ thuật ĐVTM giống cấp II
3.3.3.1. Xác định kích thước
Đo từng cá thể, dùng thước (3.1.6) xác định kích thước của ĐVTM giống cấp II.
3.3.3.2. Xác định tỷ lệ dị hình
Xác định tỷ lệ dị hình của ĐVTM giống cấp II bằng cách quan sát ít nhất 50 cá thể dưới kính lúp (3.1.8). Tỷ lệ dị hình là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số cá thể bị dị hình trên tổng số cá thể được quan sát.
3.3.3.3. Xác định trạng thái hoạt động
Đặt thau (3.1.3) có chứa mẫu ở vị trí có đủ ánh sáng để có thể quan sát hoạt động của con giống bằng mắt thường. Kiểm tra chỉ tiêu trạng thái hoạt động bằng cách gõ nhẹ vào thành thau để quan sát phản ứng của con giống.
3.3.4. Kiểm tra tình trạng sức khỏe đối với ĐVTM giống
3.3.4.1. Kiểm tra Bệnh Perkinsus do tác nhân Perkinsus marinus và Perkinsus olseni trên ĐVTM theo TCVN 8710:2015 Bệnh thủy sản - Quy trình chuẩn đoán.
3.3.4.2. Kiểm tra vi khuẩn Pseudomonas maltophilia, Vibrio alginolyticus và Vibrio fluvialis trên ốc hương theo TCVN 8710:2015 Bệnh thủy sản - Quy trình chuẩn đoán.
3.3.4.3. Kiểm tra trùng lông Ciliophora do tác nhân trùng lông Ciliata và trùng loa kèn Apisoma trên ốc hương theo TCVN 8710:2015 Bệnh thủy sản - Quy trình chuẩn đoán.
3.3.4.4. Kiểm tra bệnh do vi sinh vật có cấu trúc giống virus (Virus-like particles, VLPs) trên tu hài bằng cách nhuộm âm bản sử dụng kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) để kiểm tra."

Theo quy định trên thì cần phải dùng tay thu ít nhất 30 cá thế ĐVTM bố mẹ thả vào thau (3.1.3) chứa sẵn nước biển. Trộn đều mẫu trong thau, thu ít nhất 10 cá thể để kiểm tra, sau đó tiến hành đo kích thước và khối lượng đối với ốc hương bố mẹ. Ngoài ra cũng cần xác định thời hạn sử dụng cho sinh sản đàn ĐVTM bố mẹ thông qua sổ theo dõi lý lịch đàn ĐVTM bố mẹ, nhật ký sản xuất.

Các loại bệnh mà ốc hương bố mẹ thường hay gặp phải là những loại bệnh nào?

Theo tiểu mục 2.4 QCVN 02-37:2021/BNNPTNT về Giống động vật thân mềm: Tu hài; nghêu/ngao; hàu; ốc hương; ngao dầu; ngao giá/ngao lụa ban hành kèm theo Thông tư 14/2021/TT-BNNPTNT quy định về một số bệnh mà ốc hương bố mẹ hay gặp phải như sau:

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
...
2.4. Tình trạng sức khỏe
ĐVTM bố mẹ, ĐVTM giống cấp I và ĐVTM giống cấp II không bị nhiễm một trong các bệnh quy định tại Bảng 4:
Tình trạng sức khỏe đối với giống ĐVTM

Từ quy định nêu trên thì một số loại bệnh mà ốc hương có thể gặp phải mà bạn nên lưu ý trong quá trình nuôi trồng ốc hương bố mẹ như sau:

- Bệnh Perkinsus do tác nhân Perkinsus marinus và Perkinsus olseni trên ĐVTM.

- Bênh do vi khuẩn Pseudomonas maltophilia, Vibrio alginolyticus và Vibrio fluvialis trên ốc hương.

- Bênh do ngành trùng lông Ciliophora do tác nhân trùng lông Ciliata và trùng loa kèn Apisoma trên ốc hương.

Cần tiến hành chăm sóc ốc hương ba mẹ khi ốc hương ba mẹ có biểu hiện mắc bệnh, đảm bảo cho đến khi kết quả xét nghiệm cho kết quả âm tính.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,170 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào