Theo Luật Đầu tư, đầu tư vào lĩnh vực truyền hình có cần sự chấp thuận từ Thủ tướng Chính phủ không?

Xin chào, tôi tên Hương Giang. Cho tôi hỏi đối tượng nào cần sự đồng ý từ Thủ tướng Chính phủ khi đầu tư ra nước ngoài? Tôi là chủ của doanh nghiệp HB. Tôi đang chuẩn bị đầu tư vào một dự án phim điện ảnh ở Trung Quốc với tổng vốn đầu tư là 5000 tỷ. Như vậy, dự án này của tôi cần sự chấp thuận của Thủ tướng chính phủ hay không? Hồ sơ và thủ tục để xin chấp thuận ra sao?

Hiện nay, các nước ngày càng phát triển mạnh về lĩnh vực công nghệ. Không riêng gì Việt Nam, các doanh nghiệp muốn phát triển vượt bật hơn nên đã chọn hình thức đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác. Trong đó, hình thức đầu tư ra nước ngoài đang rất phổ biến. Việc đầu tư dự án ở nước ngoài trong một số trường hợp cần có sự chấp thuận từ Quốc Hội hoặc Thủ tướng Chính phủ. Các hồ sơ, trình tự, thủ tục để được chấp thuận được quy định trong Luật Đầu tư.

Các ngành nghề nào khi kinh doanh phải có điều kiện?

Căn cứ theo Điều 54 Luật Đầu tư 2020 có quy định như sau:

"Điều 54. Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện
1. Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện bao gồm:
a) Ngân hàng;
b) Bảo hiểm;
c) Chứng khoán;
d) Báo chí, phát thanh, truyền hình;
đ) Kinh doanh bất động sản."

Dự án đầu tư vào lĩnh vực truyền hình có cần sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ không?

Đầu tư vào lĩnh vực truyền hình có cần sự chấp thuận từ Thủ tướng Chính phủ không?

Căn cứ theo Điều 56 Luật Đầu tư 2020 quy định các trường hợp dự án đầu tư cần có sự chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài như sau:

- Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:

+ Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên

+ Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

- Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:

+ Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;

+ Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.

- Các dự án đầu tư không thuộc trường hợp do Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ thì không cần sự chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.

Như vậy, với dự án đầu tư của chị là dự án phim điện ảnh ở Trung Quốc thuộc lĩnh vực truyền hình có tổng vốn đầu tư là 5000 tỷ nên không thuộc trường hợp cần có sự chấp thuận Quốc hội mà sẽ cần có sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Điều 56 Luật Đầu tư 2020.

Thủ tục tiến hành để xin chấp thuận như thế nào?

Căn cứ theo Điều 58 Luật Đầu tư 2020 được hướng dẫn bởi Mục 4 Chương IV Nghị định 29/2021/NĐ-CP về hồ sơ, trình tự, thủ tục và nội dung thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, cụ thể tại Điều 23 Nghị định này quy định về hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước và của Chính phủ như sau:

(1) Hồ sơ trình Chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước gồm:

a) Các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Đầu tư 2020;

- Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài

+ Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư

+ Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: hình thức, mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; xác định sơ bộ vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; tiến độ thực hiện dự án, các giai đoạn đầu tư (nếu có); phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án

+ Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư

+ Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép

+ Văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài và báo cáo thẩm định nội bộ về đề xuất đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước hoặc quyết định đầu tư ra nước ngoài

+ Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư nộp văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).

b) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;

c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).

(2) Chính phủ xem xét, cho ý kiến về chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài theo quy chế làm việc của Chính phủ.

(3) Hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội theo quy định tại khoản 5 Điều 57 Luật Đầu tư gồm:

a) Tờ trình của Chính phủ;

b) Các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

880 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào