Theo chuẩn mực đạo đức của Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp, tính độc lập và sự liêm chính thể hiện như thế nào?

Theo chuẩn mực đạo đức của Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp, tính độc lập, sự liêm chính và sự vô tư, khách quan của Thẩm phán được thể hiện như thế nào? Câu hỏi của anh Minh Hoàng tại Nha Trang.

Theo chuẩn mực đạo đức của Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp, tính độc lập được thể hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 3 Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán Ban hành kèm theo Quyết định 87/QĐ-HĐTC năm 2018 quy định về tính độc lập như sau:

Tính độc lập
1. Trong quá trình giải quyết vụ việc, Thẩm phán tự quyết định trên cơ sở đánh giá của mình về tình tiết vụ việc, chứng cứ và chỉ tuân theo pháp luật; giữ gìn bản lĩnh nghề nghiệp để không bị tác động từ bất kỳ sự can thiệp nào.
2. Thẩm phán phải độc lập với các thành viên của Hội đồng xét xử; độc lập với những người tiến hành tố tụng khác; độc lập với các yếu tố tác động từ trong nội bộ và bên ngoài Tòa án.
3. Thẩm phán không được can thiệp vào hoạt động tố tụng của các thành viên Hội đồng xét xử và những người tiến hành tố tụng khác.

Theo chuẩn mực đạo đức của Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp, để đảm bảo tính độc lập trong quá trình giải quyết vụ việc, Thẩm phán Tòa án tự quyết định trên cơ sở đánh giá của mình về tình tiết vụ việc, chứng cứ và chỉ tuân theo pháp luật; giữ gìn bản lĩnh nghề nghiệp để không bị tác động từ bất kỳ sự can thiệp nào.

Đồng thời, Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp phải độc lập với các thành viên của Hội đồng xét xử; độc lập với những người tiến hành tố tụng khác và độc lập với các yếu tố tác động từ trong nội bộ và bên ngoài Tòa án.

Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp không được can thiệp vào hoạt động tố tụng của các thành viên Hội đồng xét xử và những người tiến hành tố tụng khác.

thẩm phán

Chuẩn mực đạo đức của Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp (Hình từ Internet)

Sự liêm chính theo chuẩn mực đạo đức của Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp thể hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán Ban hành kèm theo Quyết định 87/QĐ-HĐTC năm 2018 quy định về sự liêm chính như sau:

Sự liêm chính
1. Thẩm phán phải liêm chính, trong sạch, thẳng thắn, trung thực.
2. Thẩm phán không được lợi dụng địa vị để mưu cầu lợi ích cho mình hoặc cho người khác; không để các thành viên trong gia đình, cán bộ, công chức Tòa án dưới quyền quản lý của mình đòi hỏi hoặc nhận tiền, tài sản, những lợi ích khác từ bất kỳ ai vì lý do liên quan đến công việc mà Thẩm phán giải quyết.
3. Thẩm phán phải công khai thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp phải liêm chính, trong sạch, thẳng thắn, trung thực.

Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp không được lợi dụng địa vị để mưu cầu lợi ích cho mình hoặc cho người khác; không để các thành viên trong gia đình, cán bộ, công chức Tòa án dưới quyền quản lý của mình đòi hỏi hoặc nhận tiền, tài sản, những lợi ích khác từ bất kỳ ai vì lý do liên quan đến công việc mà Thẩm phán giải quyết.

Đồng thời, Thẩm phán phải công khai thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.

Sự vô tư, khách quan theo chuẩn mực đạo đức của Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp thể hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán Ban hành kèm theo Quyết định 87/QĐ-HĐTC năm 2018 quy định về sự vô tư, khách quan như sau:

Sự vô tư, khách quan
1. Thẩm phán phải vô tư, khách quan; thực hiện nhiệm vụ một cách đúng đắn, không vì lợi ích cá nhân, không thiên vị bất cứ bên nào trong vụ việc.
2. Thẩm phán phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét công khai tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, các quy định của pháp luật, tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết tất cả các vấn đề của vụ việc.
3. Thẩm phán không được có bất cứ phát biểu hay bình luận nào tại phiên tòa, phiên họp, trước công chúng hoặc truyền thông làm ảnh hưởng tới việc giải quyết vụ việc một cách vô tư, khách quan.

Theo chuẩn mực đạo đức của Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp, sự vô tư, khách quan thể hiện như sau:

- Thẩm phán phải vô tư, khách quan; thực hiện nhiệm vụ một cách đúng đắn, không vì lợi ích cá nhân, không thiên vị bất cứ bên nào trong vụ việc.

- Thẩm phán phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét công khai tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, các quy định của pháp luật, tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết tất cả các vấn đề của vụ việc.

- Thẩm phán không được có bất cứ phát biểu hay bình luận nào tại phiên tòa, phiên họp, trước công chúng hoặc truyền thông làm ảnh hưởng tới việc giải quyết vụ việc một cách vô tư, khách quan.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,953 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào