Thẻ hội viên Hội Đông y Việt Nam do ai quản lý? Hội viên Hội Đông y Việt Nam sẽ có được những quyền gì theo quy định?

Thẻ hội viên Hội Đông y Việt Nam do ai quản lý? Cho tôi hỏi rằng thẻ hội viên Hội Đông y Việt Nam do ai quản lý theo quy định? Hội viên Hội Đông y Việt Nam sẽ có được những quyền gì theo quy định? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Lan đến từ Đồng Nai.

Thẻ hội viên Hội Đông y Việt Nam do ai quản lý?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Đông y Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 162/QĐ-BNV năm 2011 quy định như sau:

Thẻ hội viên
Ban Chấp hành Trung ương Hội qui định việc cấp phát, quản lý và thu hồi thẻ hội viên.

Theo quy định trên thì có thể thấy rằng Ban Chấp hành Trung ương Hội qui định việc cấp phát, quản lý và thu hồi thẻ hội viên.

Như vậy, thẻ hội viên Hội Đông y Việt Nam sẽ do Ban Chấp hành Trung ương Hội quản lý.

Hội Đông y Việt Nam

Hội Đông y Việt Nam (Hình từ Internet)

Hội viên Hội Đông y Việt Nam sẽ có được những quyền gì theo quy định?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Đông y Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 162/QĐ-BNV năm 2011 quy định như sau:

Quyền của hội viên
1. Thực hiện quyền dân chủ, bình đẳng khi thảo luận các công tác của hội, được ứng cử và đề cử vào Ban lãnh đạo, Ban Kiểm tra và các chức vụ khác của Hội.
2. Được Hội bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp trước pháp luật và công luận về chuyên môn đông y, về bản quyền tác giả, tác phẩm, bài thuốc kinh nghiệm, bài thuốc gia truyền, và các phát minh sáng kiến có giá trị khoa học và kinh tế.
3. Thảo luận, biểu quyết công việc tại các kỳ họp của Hội, được học tập, tham quan, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đông y, đông dược.
4. Được hưởng mọi quyền lợi về thi đua khen thưởng theo pháp luật và qui chế thi đua khen thưởng của Hội.
5. Được tham gia hội nghị của Hội để đóng góp ý kiến và đề nghị của mình lên Ban Chấp hành Trung ương Hội.
6. Được quyền xin ra Hội khi không tán thành Điều lệ Hội hoặc không có điều kiện để tiếp tục tham gia sinh hoạt hội.

Theo đó, Hội viên Hội Đông y Việt Nam sẽ có được những quyền như:

+ Thực hiện quyền dân chủ, bình đẳng khi thảo luận các công tác của hội, được ứng cử và đề cử vào Ban lãnh đạo, Ban Kiểm tra và các chức vụ khác của Hội.

+ Được Hội bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp trước pháp luật và công luận về chuyên môn đông y, về bản quyền tác giả, tác phẩm, bài thuốc kinh nghiệm, bài thuốc gia truyền, và các phát minh sáng kiến có giá trị khoa học và kinh tế.

+ Thảo luận, biểu quyết công việc tại các kỳ họp của Hội, được học tập, tham quan, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đông y, đông dược.

+ Được hưởng mọi quyền lợi về thi đua khen thưởng theo pháp luật và qui chế thi đua khen thưởng của Hội.

+ Được tham gia hội nghị của Hội để đóng góp ý kiến và đề nghị của mình lên Ban Chấp hành Trung ương Hội.

+ Được quyền xin ra Hội khi không tán thành Điều lệ Hội hoặc không có điều kiện để tiếp tục tham gia sinh hoạt hội.

Như vậy, Hội viên Hội Đông y Việt Nam sẽ có được những quyền như trên.

Hội viên chính thức của Hội Đông y Việt Nam cần điều kiện nào?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Đông y Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 162/QĐ-BNV năm 2011 quy định như sau:

Tiêu chuẩn và hình thức hội viên
1. Tiêu chuẩn:
Hội viên Hội Đông y Việt Nam: bao gồm các tổ chức Việt Nam, công dân Việt Nam là Lương y, Lương dược, người làm thuốc gia truyền, thuốc dân tộc; Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ, Y sĩ, Dược sĩ, Kỹ thuật viên, Điều dưỡng viên có liên quan đến đông y; những người đi sau nghiên cứu đông y, đông dược, có đạo đức nghề nghiệp; tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội thì được kết nạp vào Hội.
2. Hình thức:
a) Hội viên chính thức: Là công dân, tổ chức Việt Nam ở trong nước và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực đông y, đông dược có đủ điều kiện nghề nghiệp được kết nạp vào Hội;
b) Hội viên liên kết: Là công dân, tổ chức Việt Nam muốn hợp tác, giúp đỡ góp phần phát triển nền đông y, đông dược Việt Nam, được Ban Thường vụ Trung ương Hội Đông y Việt Nam công nhận. Việc đóng hội phí của hội viên liên kết theo qui định chung của hội, việc tài trợ là do tự nguyện;
c) Hội viên danh dự: Là công dân, tổ chức Việt Nam có uy tín, tâm huyết đóng góp vào sự nghiệp phát triển nền đông y, đông dược Việt Nam, được Ban Chấp hành Trung ương Hội Đông y Việt Nam chấp nhận. Việc đóng hội phí của hội viên là do tự nguyện.
3. Hội viên liên kết, hội viên danh dự được tham gia các hoạt động của Hội nhưng không tham gia ứng cử, đề cử vào Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Trung ương Hội và không tham gia biểu quyết các vấn đề của Hội.

Theo đó, Hội viên chính thức: Là công dân, tổ chức Việt Nam ở trong nước và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực đông y, đông dược có đủ điều kiện nghề nghiệp được kết nạp vào Hội.

Như vậy, theo quy định Hội viên chính thức của Hội Đông y Việt Nam cần phải có đủ điều kiện nghề nghiệp được kết nạp vào Hội.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,436 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào