Thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất của hộ gia đình có thành viên là người chưa thành niên thực hiện thế nào?

Cho tôi hỏi gia đình tôi định thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của gia đình, nhưng trong nhà có cháu nhỏ chưa thành niên thì thực hiện thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất trong trường hợp này như thế nào? - Câu hỏi của chị Thùy Liên (Nghệ An).

Điều kiện để được thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất là gì?

Đầu tiên khi muốn thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất phải đáp ứng các yêu cầu theo Điều 188 Luật Đất đai 2013 như sau:

Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Thế chấp tài sản

Thế chấp tài sản (hình từ Internet)

Điều kiện thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất của hộ gia đình như thế nào?

Bên cạnh điều kiện để thế chấp quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, thì còn phải tuân thủ quy định về tài sản sở hữu chung của các thành viên gia đình theo Điều 212 Bộ Luật Dân sự 2015 như sau:

Sở hữu chung của các thành viên gia đình
1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này

Như vậy khi thế chấp tài sản chung của hộ gia đình là quyền sử dụng đất của hộ gia đình phải được tất cả những thành viên có tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có tên trong sổ hộ khẩu vào thời điểm cấp giấy chứng nhận đồng ý.

Theo đó, những người trực tiếp có mặt thì có thể trực tiếp ký tên, những người không có mặt thì có thể làm văn bản ủy quyền.

Thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất của hộ gia đình có thành viên là người chưa thành niên thực hiện thế nào?

Độ tuổi tham gia giao dịch dân sự được quy định tại Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 có nêu như sau:

Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Như vậy đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên sẽ trực tiếp ký hoặc ủy quyền cho người khác ký thay mình;

- Đối với người dưới 15 tuổi phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý;

- Đối với người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi nếu là đất đai phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý (họ ký vào văn bản, rồi người đại diện ký xác nhận đồng ý).

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

7,852 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào