Thế chấp sổ đỏ để vay vốn bên quỹ tín dụng nhân dân có được không? Hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân được hoạt động như thế nào?

Xin chào Thư Viện Pháp Luật, cho tôi hỏi hiện tại tôi cần một số vốn để kinh doanh nên muốn thế chấp sổ đỏ của mình để vay vốn bên quỹ tín dụng nhân dân thì có được không? Quy định như thế nào? Xin cám ơn!

Điều kiện để quỹ tín dụng nhân dân có thể hoạt động trên địa bàn liên xã như thế nào?

Theo Điều 8 Thông tư 04/2015/TT-NHNN (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 21/2019/TT-NHNN) quy định về điều kiện để quỹ tín dụng có thể hoạt động như sau:

"Điều 8. Địa bàn và quy mô hoạt động
1. Địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân là một xã, một phường hoặc một thị trấn (sau đây gọi chung là một xã).
2. Quỹ tín dụng nhân dân phải đảm bảo tổng mức nhận tiền gửi không được vượt quá 20 lần vốn chủ sở hữu.”

Như vậy thứ nhất yêu cầu về địa bàn để hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân phải là một xã, một phường hoặc một thị trấn và phải đảm bảo tổng mức nhận tiền gửi không được vượt quá 20 lần vốn chủ sở hữu.

Hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân được hoạt động như thế nào?

Căn cứ Điều 37 Thông tư 04/2015/TT-NHNN (sửa đổi bởi khoản 21 Điều 2 Thông tư 21/2019/TT-NHNN) quy định về hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân như sau:

“Điều 37. Hoạt động cho vay
1. Hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân chủ yếu nhằm mục đích tương trợ giữa các thành viên để thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống của các thành viên quỹ tín dụng nhân dân.
2. Quỹ tín dụng nhân dân cho vay bằng đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật về việc cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Quỹ tín dụng nhân dân không được cho vay bảo đảm bằng Sổ góp vốn của thành viên.
3. Quỹ tín dụng nhân dân cho vay đối với khách hàng là pháp nhân, cá nhân không phải là thành viên, có tiền gửi tại quỹ tín dụng nhân dân trên cơ sở bảo đảm bằng số tiền gửi do chính quỹ tín dụng nhân dân phát hành.
4. Quỹ tín dụng nhân dân cho vay thành viên của hộ nghèo có đăng ký thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trong trường hợp hộ nghèo không phải là thành viên của quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp nhiều thành viên của hộ nghèo cùng vay vốn thì các thành viên của hộ nghèo cùng ký hoặc ủy quyền cho một thành viên của hộ nghèo đại diện ký thỏa thuận cho vay với quỹ tín dụng nhân dân. Hộ nghèo phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. Quy trình, thủ tục, hồ sơ cho vay các thành viên hộ nghèo thực hiện theo chế độ tín dụng hiện hành áp dụng đối với thành viên.
5. Cùng với ngân hàng hợp tác xã cho vay hợp vốn đối với thành viên của quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật.”

Thế chấp sổ đỏ để vay vốn bên quỹ tín dụng nhân dân có được không?

Thế chấp sổ đỏ để vay vốn bên quỹ tín dụng nhân dân có được không?

Thế chấp sổ đỏ

Theo Điều 38 Thông tư 04/2015/TT-NHNN (sửa đổi bởi khoản 22 Điều 2 Thông tư 21/2019/TT-NHNN) quy định về quản lý hoạt động cho vay như sau:

"Điều 38. Quản lý hoạt động cho vay
Quỹ tín dụng nhân dân phải ban hành quy chế nội bộ về cho vay, quản lý tiền vay để đảm bảo việc sử dụng tiền vay đúng mục đích, trong đó phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
1. Quy định cụ thể về việc cho vay đối với thành viên là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân, hộ nghèo không phải là thành viên bao gồm:
a) Quy trình thẩm định, đánh giá nhu cầu, mục đích vay vốn của thành viên (phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống); tính khả thi của dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ và khả năng hoàn trả vốn vay từ hiệu quả sản xuất, kinh doanh dịch vụ; nhu cầu cần cải thiện đời sống; trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân có liên quan trong quá trình thẩm định, xét duyệt cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ;
b) Quy trình xét duyệt cho vay và xét duyệt, quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ (bao gồm gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ);
c) Quy trình xét duyệt cho vay đối với hộ nghèo không phải là thành viên;
d) Quy trình giải ngân vốn vay phù hợp với tiến độ dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ;
đ) Quy trình kiểm soát, quản lý, giám sát để bảo đảm việc sử dụng tiền vay đúng mục đích, đồng thời làm cơ sở thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro;
e) Quy định về tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật (nếu có), phương thức xác định giá trị của tài sản bảo đảm và việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi khoản cho vay theo quy định của pháp luật;
g) Lãi suất cho vay, mức cho vay.
2. Quy định cụ thể về việc bảo đảm tiền vay theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Quy định cụ thể về việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và việc quản lý chất lượng tín dụng đối với khoản vay được gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.
4. Quy định cụ thể về việc cho vay hợp vốn theo quy định tại khoản 5 Điều 37 Thông tư này.”

Thế chấp là một trong các biện pháp bảo đảm khi thực hiện vay vốn tại quỹ tín dụng nhân dân. Theo quy định tại Điều 38 Thông tư 04/2015/TT-NHNN (sửa đổi bởi khoản 22 Điều 2 Thông tư 21/2019/TT-NHNN) thì việc quy định tài sản nào được sử dụng để bảo đảm tiền vay thuộc về quy chế nội bộ của quỹ tín dụng nhân dân, do đó có được thế chấp sổ đỏ khi vay tiền tại Quỹ tín dụng nhân dân hay không, anh vui lòng liên hệ với quỹ tín dụng nhân dân mà anh có ý định vay để biết thông tin chính xác.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

16,586 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào