Tháo rời các bộ phận máy ép cọc robot để trung chuyển đến vị trí cần sử dụng có phải kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường không?

Tôi đang làm an toàn trong công trường xây dựng. Tôi có sử dụng máy ép cọc robot. Khi di chuyển máy cần phải tháo rời các bộ phận để trung chuyển đến vị trí cần sử dụng sẽ tiến hành lắp ghép lại. Vậy tôi muốn hỏi: khi lắp ghép lại máy ép cọc robot xong có quy định nào cần phải kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường lại không? Câu hỏi đến từ anh H.G sống ở Long Khánh.

Máy ép cọc robot là gì?

Máy ép cọc robot được giải thích theo tiểu mục 3.3 Mục 3 Phần II Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy khoan, máy ép cọc, đóng cọc sử dụng trong thi công xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 09/2018/TT-BXD quy định như sau:

Máy ép cọc loại ép ôm là loại máy ép tải thủy lực có lực ép đặt lên các mặt bên của cọc ép nhờ lực ma sát giữa các bề mặt của cọc đang ép và các chấu ôm. Máy ép ôm loại tự di chuyển trên mặt bằng công trình bằng các chân bước còn được gọi là máy ép cọc robot (trong quy trình này máy ép ôm và máy ép cọc robot có nghĩa như nhau (mục A2.2 phụ lục A2).

Tháo rời các bộ phận máy ép cọc robot để trung chuyển đến vị trí cần sử dụng có phải kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường không?

Căn cứ tiểu mục 3.6 Mục 3 Phần II Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy khoan, máy ép cọc, đóng cọc sử dụng trong thi công xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 09/2018/TT-BXD quy định như sau:

Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn máy khoan và máy đóng cọc theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn trong các trường hợp sau:

- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của máy;

- Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền;

- Máy nhập khẩu đã qua sử dụng.

Do đó, việc kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của máy; khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền; máy nhập khẩu đã qua sử dụng.

Cho nên việc tháo lắp di chuyển để sang thực hiện công trình khác không thuộc trường hợp phải kiểm định an toàn bất thường.

Máy ép cọc robot

Máy ép cọc robot (Hình từ Internet)

Các bước kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường thực hiện như thế nào?

Khi kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường phải lần lượt tiến hành theo các bước tại Mục 4 Phần II Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy khoan, máy ép cọc, đóng cọc sử dụng trong thi công xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 09/2018/TT-BXD quy định như sau: sau:

1) Chuẩn bị kiểm định

- Thống nhất kế hoạch kiểm định;

- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch máy (theo mục 7.1);

- Chuẩn bị máy trước khi kiểm định (theo mục 7.2);

- Chuẩn bị mặt bằng trước khi kiểm định (theo mục 7.3);

- Các thiết bị, dụng cụ để phục vụ quá trình kiểm định (theo mục 5);

- Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định.

2) Tiến hành kiểm định

2.1) Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài

Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài là đánh giá tình trạng thực của máy và các bộ phận của máy bằng mắt thường. Tình trạng thực của máy so sánh với tình trạng máy khi ở điều kiện bình thường bằng kinh nghiệm và hiểu biết của kiểm định viên để phát hiện những dấu hiệu bất thường để đưa ra kết luận hoặc chỉ định các phương án kiểm tra khác. Nội dung kiểm tra kỹ thuật bên ngoài của máy gồm:

- Sự đồng bộ của máy theo thiết kế;

- Máy được lắp dựng theo đúng thiết kế;

- Những biến dạng (vết nứt, cong vênh), tình trạng sơn, sự ăn mòn của các kết cấu kim loại của máy;

- Sự rò rỉ dầu thủy lực, tình trạng vỏ bọc và kẹp các dây cáp dẫn điện và tình trạng chung của hệ thống thủy lực và hệ thống điện;

- Sự đầy đủ dung lượng dầu thủy lực và dầu bôi trơn;

- Sự đồng bộ của các thiết bị kiểm soát an toàn, kiểm soát các giới hạn, vỏ và lưới bảo vệ các cơ cấu chuyển động;

- Nhật ký sử dụng, bảo dưỡng kỹ thuật máy.

2.2) Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải

Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải là kiểm tra khả năng thực hiện các chức năng làm việc của máy theo thiết kế bao gồm:

- Làm việc đúng và chính xác theo điều khiển;

- Kiểm tra các mức độ chính xác các chức năng chuyển động của máy;

- Kiểm tra các chức năng an toàn và dừng khẩn cấp;

- Kiểm tra hoạt động của đèn, còi cảnh báo;

- Kiểm tra các giới hạn hành trình.

2.3) Các chế độ thử tải - Phương pháp thử: Thử có tải toàn bộ máy với 100% lực ép lớn nhất cho mọi hoạt động của máy.

2.4) Kiểm tra hệ thống thủy lực

Kiểm tra hệ thống thủy lực được tiến hành độc lập theo phụ lục B và/hoặc kết hợp theo dõi hoạt động của các phần tử trong và sau quá trình thử không tải và có tải tại các mục 4.2.2, 4.2.3 qua đó kiểm tra:

- Có/không rò dầu ngoài và rò dầu trong của các phần tử hệ thống thủy lực;

- Hoạt động của các van điều khiển và van giới hạn áp suất;

- Hoạt động của áp kế và các thiết bị hiển thị;

- Đánh giá tình trạng chung của các phần tử trong hệ thống dẫn động thủy lực sau khi cho thử không tải và có tải.

3) Xử lý kết quả kiểm định

Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào biên bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định tại phụ lục C3 và C4.

Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,908 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào