Thành viên Hội đồng định giá tài sản có được từ chối tham gia định giá tài sản không? Trường hợp nào được quyền từ chối tham gia định giá tài sản?

Cho tôi hỏi thành viên Hội đồng định giá tài sản có được từ chối tham gia định giá tài sản trong vụ án hình sự hay không? Nếu được thì trong trường hợp nào thành viên Hội đồng định giá tài sản có thể từ chối tham gia vậy? Ngoài Hội đồng định giá thì còn có ai có thể tham gia phiên họp định giá tài sản không? - Anh Quyết Thắng (Long An).

Thành viên Hội đồng định giá tài sản có được từ chối tham gia định giá tài sản không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 30/2018/NĐ-CP quy định về quyền của thành viên Hội đồng định giá tài sản như sau:

Quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng định giá tài sản
1. Thành viên của Hội đồng định giá có quyền:
a) Tìm hiểu tài liệu của vụ án có liên quan đến tài sản cần định giá;
b) Đưa ra nhận định, đánh giá độc lập của mình về tính chất, đặc điểm của tài sản cần định giá; về cách thức thực hiện nguyên tắc, căn cứ, phương pháp định giá và giá của tài sản cần định giá;
c) Biểu quyết để xác định giá của tài sản; ghi ý kiến của mình vào biên bản phiên họp định giá tài sản nếu không thống nhất với kết luận của Hội đồng định giá;
d) Được hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định của pháp luật khi tham gia định giá;
đ) Từ chối tham gia định giá tài sản nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 13 của Nghị định này;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nếu thuộc một trọng những trường hợp được quy định tại Điều 13 Nghị định 30/2018/NĐ-CP thì thành viên Hội đồng định giá được quyền từ chối tham gia định giá tài sản, cụ thể là các trường hợp sau đây:

- Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo.

- Đã tham gia định giá hoặc định giá lại tài sản đang được trưng cầu định giá.

- Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó.

- Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.

- Có căn cứ rõ ràng để chứng minh người đó không vô tư trong khi thực hiện định giá.

- Người đang trong thời gian thi hành kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

Định giá tài sản

Định giá tài sản (Hình từ Internet)

Nội dung kết luận định giá tài sản bao gồm những thông tin gì?

Theo khoản 2 Điều 20 Nghị định 30/2018/NĐ-CP thì kết luận định giá tài sản phải có các nội dung chính sau đây:

- Tên cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu định giá tài sản;

- Tên Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu; họ, tên Chủ tịch Hội đồng định giá tài sản và các thành viên của Hội đồng;

- Số của văn bản yêu cầu định giá và ngày nhận văn bản yêu cầu định giá;

- Quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản;

- Tên tài sản cần định giá;

- Thông tin, tài liệu có liên quan đến tài sản cần định giá;

- Kết luận về giá của tài sản;

- Chữ ký của các thành viên của Hội đồng có mặt tại phiên họp định giá tài sản và dấu của cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng hoặc cơ quan của Chủ tịch Hội đồng.

Những ai có thể tham gia phiên họp định giá tài sản?

Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 30/2018/NĐ-CP quy định về phiên họp định giá tài sản như sau:

Phiên họp định giá tài sản
1. Phiên họp định giá tài sản chỉ được tiến hành khi có mặt ít nhất 2/3 số lượng thành viên của Hội đồng định giá tham dự. Trường hợp Hội đồng định giá chỉ có 03 thành viên thì phiên họp phải có mặt đủ 03 thành viên. Chủ tịch Hội đồng định giá điều hành phiên họp định giá tài sản.
2. Mỗi thành viên của Hội đồng định giá có mặt tại phiên họp phát biểu ý kiến độc lập của mình về giá của tài sản trên cơ sở kết quả thực hiện theo các nguyên tắc, căn cứ và phương pháp định giá tài sản quy định tại Nghị định này.
3. Trước khi tiến hành phiên họp định giá tài sản, những thành viên vắng mặt phải có văn bản gửi tới Chủ tịch Hội đồng nêu rõ lý do vắng mặt và có ý kiến độc lập của mình về giá của tài sản cần định giá.
4. Hội đồng định giá tài sản kết luận về giá của tài sản theo ý kiến đa số của những thành viên Hội đồng có mặt tại phiên họp. Trường hợp không đồng ý với giá của tài sản do Hội đồng quyết định thì thành viên của Hội đồng định giá có quyền bảo lưu ý kiến của mình; ý kiến bảo lưu đó được ghi vào Biên bản phiên họp định giá tài sản.
5. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán có thể tham dự phiên họp định giá tài sản nhưng phải báo trước cho Hội đồng định giá biết; khi được sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng thì có quyền đưa ra ý kiến về việc định giá, nhưng không được quyền biểu quyết về giá của tài sản.

Theo đó, ngoài thành viên Hội đồng định giá thì Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán có thể tham dự phiên họp định giá tài sản nhưng phải báo trước cho Hội đồng định giá biết.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
1,046 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào