Thành viên giao dịch phải báo cáo bất thường cho Sở GDCK Việt Nam trong thời hạn bao lâu khi phát hiện các giao dịch bị cấm?

Cho tôi hỏi trong trường hợp phát hiện có các giao dịch bị cấm đang diễn ra thì thành viên giao dịch cần phải báo cáo cho Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam biết trong thời hạn bao lâu? Hiện nay thì các giao dịch nào được xem là giao dịch bị cấm trong hoạt động chứng khoán? Câu hỏi của chị H.N từ Đà Nẵng.

Thành viên giao dịch phải báo cáo bất thường cho Sở GDCK Việt Nam trong thời hạn bao lâu khi phát hiện các giao dịch bị cấm?

Thời hạn gửi báo cáo bất thường được quy định tại khoản 5 Điều 40 Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 như sau:

Chế độ báo cáo đối với thành viên
...
3. Thời gian chốt số liệu báo cáo
Ngoại trừ báo cáo tài chính và báo cáo tỉ lệ an toàn tài chính tại ngày 30/6, 31/12, thời gian chốt số liệu báo cáo như sau:
a) Báo cáo tháng: tính từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng thuộc kỳ báo cáo;
b) Báo cáo quý: tính từ ngày 01 của tháng đầu tiên thuộc kỳ báo cáo đến ngày cuối cùng của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo;
c) Báo cáo năm: tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.
4. Thời hạn nộp các báo cáo định kỳ quy định tại khoản 1, 2 Điều này như sau:
a) Đối với các báo cáo tài chính, báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính: thời hạn thực hiện theo quy định của pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán áp dụng đối với công ty chứng khoán. Trường hợp báo cáo tài chính có ý kiến kiểm toán ngoại trừ hoặc từ chối cho ý kiến hoặc ý kiến kiểm toán trái ngược chưa nêu chi tiết lý do, thành viên giao dịch phải giải trình bằng văn bản có xác nhận của kiểm toán gửi Sở GDCK Việt Nam chậm nhất 30 ngày kể từ ngày gửi báo cáo tài chính cho Sở GDCK Việt Nam;
b) Đối với báo cáo danh mục chứng khoán thực hiện giao dịch ký quỹ tháng: thời hạn thực hiện theo quy định tại quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ do UBCKNN ban hành;
c) Đối với các báo cáo định kỳ khác
- Báo cáo tháng: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tháng;
- Báo cáo quý: Trong thời hạn 10 ngày làm việc đầu tiên của quý báo cáo;
- Báo cáo năm: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm.
5. Thành viên giao dịch phải báo cáo bất thường bằng văn bản cho Sở GDCK Việt Nam trong thời hạn 24 giờ kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
a) Bị đình chỉ một hoặc một số hoạt động kinh doanh chứng khoán, kinh doanh chứng khoán phái sinh;
b) Bị mất khả năng thanh toán;
c) Phát hiện các giao dịch có dấu hiệu là các giao dịch bị cấm quy định tại Điều 12 Luật Chứng khoán;
d) Thay đổi thành viên bù trừ kèm hợp đồng ủy thác bù trừ ký với thành viên bù trừ thay thế (đối với thành viên không bù trừ);
đ) Thay đổi các tài liệu theo danh mục quy định tại Phụ lục 03/QLTV ban hành kèm theo Quy chế này và gửi kèm các tài liệu đó;
e) Các trường hợp khác theo quy định pháp luật.
...

Theo đó, trong trường hợp phát hiện các giao dịch có dấu hiệu là các giao dịch bị cấm theo quy định pháp luật thì thành viên giao dịch có trách nhiệm báo cáo bất thường bằng văn bản cho Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam trong thời hạn 24 giờ kể từ khi phát hiện.

Thành viên giao dịch phải báo cáo bất thường cho Sở GDCK Việt Nam trong thời hạn bao lâu khi phát hiện các giao dịch bị cấm?

Thành viên giao dịch phải báo cáo bất thường cho Sở GDCK Việt Nam trong thời hạn bao lâu khi phát hiện các giao dịch bị cấm? (Hình từ Internet)

Các giao dịch bị cấm trong hoạt động chứng khoán gồm những giao dịch nào?

Như đã nêu ở trên thì các giao dịch có dấu hiệu là các giao dịch bị cấm gồm các giao dịch được quy định tại Điều 12 Luật Chứng khoán 2019, cụ thể là các giao dịch sau:

(1) Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, làm giả tài liệu, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán.

(2) Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.

(3) Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá chứng khoán;

Kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để thao túng giá chứng khoán.

(4) Thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoặc chấp thuận.

(5) Sử dụng tài khoản, tài sản của khách hàng khi không được khách hàng ủy thác hoặc trái quy định của pháp luật hoặc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

(6) Cho người khác mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán, đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác dẫn đến hành vi thao túng giá chứng khoán.

(7) Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái quy định của Luật Chứng khoán 2019.

Thành viên giao dịch đặt biệt phải báo cáo bất thường cho Sở GDCK Việt Nam trong trường hợp nào?

Theo khoản 6 Điều 40 Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 thì thành viên giao dịch đặc biệt phải báo cáo bất thường bằng văn bản cho Sở GDCK Việt Nam trong thời hạn 24 giờ kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

(1) Chấm dứt hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ (trong trường hợp thành viên giao dịch đặc biệt không phải là thành viên bù trừ);

(2) Bị hủy bỏ tư cách thành viên thành viên bù trừ trực tiếp;

(3) Bị mất khả năng thanh toán;

(4) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

696 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào