Thành viên giao dịch đặc biệt đã bị đình chỉ hoạt động nhưng vẫn lén lút hoạt động thì bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao?
- Thành viên giao dịch đặc biệt có những quyền hạn nào theo quy định của pháp luật?
- Thành viên giao dịch đặc biệt có bị đình chỉ khi không đáp ứng đủ nhân sự thực hiện hoạt động giao dịch công cụ nợ hay không?
- Thành viên giao dịch đặc biệt đã bị đình chỉ hoạt động nhưng vẫn lén lút hoạt động thì bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao?
Thành viên giao dịch đặc biệt có những quyền hạn nào theo quy định của pháp luật?
Thành viên giao dịch đặc biệt có những quyền hạn nào theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 47 Luật Chứng khoán 2019 quy định về quyền hạn của thành viên giao dịch đặc biệt như sau:
Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
1. Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam bao gồm:
a) Thành viên giao dịch là công ty chứng khoán được Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên giao dịch;
b) Thành viên giao dịch đặc biệt là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác được Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên giao dịch đặc biệt.
2. Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các quyền sau đây:
a) Sử dụng hệ thống giao dịch chứng khoán và các dịch vụ do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con cung cấp;
b) Nhận các thông tin về thị trường giao dịch chứng khoán từ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;
c) Đề nghị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam làm trung gian hòa giải khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của thành viên giao dịch;
d) Đề xuất và kiến nghị các vấn đề liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;
đ) Quyền khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
...
Như vậy, thành viên giao dịch đặc biệt của của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các quyền hạn theo quy định pháp luật nêu trên.
Thành viên giao dịch đặc biệt có bị đình chỉ khi không đáp ứng đủ nhân sự thực hiện hoạt động giao dịch công cụ nợ hay không?
Căn cứ Điều 105 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về đình chỉ hoạt động của thành viên giao dịch đặc biệt như sau:
Đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên
1. Sở giao dịch chứng khoán đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch của thành viên trong các trường hợp sau:
a) Bị đình chỉ hoạt động môi giới hoặc tự doanh chứng khoán; bị đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán, bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán;
b) Không khắc phục được tình trạng bị kiểm soát, kiểm soát đặc biệt theo quy định pháp luật;
c) Không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 97, Điều 99 Nghị định này và không khắc phục được các điều kiện này sau thời hạn do Sở giao dịch chứng khoán yêu cầu;
d) Tạm ngừng hoạt động môi giới chứng khoán hoặc tự doanh chứng khoán và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
đ) Bị thu hồi Giấy chứng nhận thành viên bù trừ mà không có Hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung (đối với thành viên giao dịch là thành viên bù trừ);
e) Không có Hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung hoặc Hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung không còn hiệu lực (đối với thành viên giao dịch không bù trừ);
g) Các trường hợp khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán.
...
Dẫn chiếu Điều 99 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện trở thành thành viên giao dịch đặc biệt như sau:
Điều kiện trở thành thành viên giao dịch đặc biệt, Kho bạc Nhà nước tham gia giao dịch công cụ nợ
1. Điều kiện trở thành thành viên giao dịch đặc biệt bao gồm:
a) Là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định và không trong tình trạng kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng;
b) Là thành viên lưu ký hoặc tổ chức mở tài khoản trực tiếp tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
c) Đáp ứng yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ và nhân sự cho hoạt động giao dịch công cụ nợ theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán.
...
Theo đó, nếu chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có đủ nhân sự để thực hiện hoạt động giao dịch công cụ nợ thì sẽ bị đình chỉ hoạt động giao dịch đối với tư cách là thành viên giao dịch đặc biệt.
Thành viên giao dịch đặc biệt đã bị đình chỉ hoạt động nhưng vẫn lén lút hoạt động thì bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định về trường hợp vẫn hoạt động trong thời gian bị đình chỉ như sau:
Vi phạm quy định về giấy phép thành lập và hoạt động
...
5. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép;
b) Hoạt động kinh doanh hoặc cung cấp các dịch vụ chứng khoán hoặc dịch vụ khác phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước khi thực hiện nhưng chưa báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc khi chưa có ý kiến bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc chưa có quy định hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cung cấp dịch vụ chứng khoán không phù hợp với nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán được cấp phép theo quy định tại Điều 86 Luật Chứng khoán;
c) Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng nội dung quy định trong giấy phép, giấy chứng nhận hoặc chấp thuận;
d) Tiếp tục hoạt động hoặc thực hiện hành vi bị cấm hoặc hạn chế trong thời gian tạm ngừng hoạt động, đình chỉ hoạt động, chấm dứt hoạt động hoặc bị thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận.
...
Như vậy, thành viên giao dịch đặc việt đã bị đình chỉ hoạt động những vẫn tiếp tục hoạt động trong thời gian bị đình chỉ thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.