Thành viên bù trừ có phải nộp bổ sung tài sản ký quỹ bù trừ khi giá trị tài sản ký quỹ bù trừ không đáp ứng được giá trị ký quỹ bù trừ yêu cầu không?
- Tài khoản ký quỹ bù trừ của thành viên bù trừ chỉ được sử dụng cho hoạt động nào?
- Thành viên bù trừ có phải nộp bổ sung tài sản ký quỹ bù trừ khi giá trị tài sản ký quỹ bù trừ không đáp ứng được giá trị ký quỹ bù trừ yêu cầu không?
- Chứng khoán được chấp nhận là tài sản ký quỹ bù trừ cho các giao dịch chứng khoán trong trường hợp nào?
Tài khoản ký quỹ bù trừ của thành viên bù trừ chỉ được sử dụng cho hoạt động nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Thông tư 119/2020/TT-BTC quy định như sau:
Tài khoản ký quỹ bù trừ của thành viên bù trừ
...
3. Tài khoản ký quỹ bù trừ của thành viên bù trừ chỉ được sử dụng cho các hoạt động nhận và hoàn trả tài sản ký quỹ bù trừ. Tài sản trên tài khoản này bao gồm cả tài sản của khách hàng mà thành viên bù trừ sử dụng để ký quỹ bù trừ cho giao dịch chứng khoán của chính khách hàng đó và lãi tiền gửi ngân hàng được nhận. Tiền và chứng khoán phát sinh từ thực hiện quyền đối với chứng khoán ký quỹ bù trừ trên tài khoản chứng khoán ký quỹ bù trừ được phân bổ theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
4. Tài khoản ký quỹ bù trừ của thành viên bù trừ phải được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thiết lập, đảm bảo quản lý tách biệt tài sản của thành viên bù trừ với tài sản của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; tách biệt tài sản, tiền thanh toán của từng thành viên bù trừ; tách biệt với tài sản ký quỹ bù trừ của thị trường chứng khoán phái sinh.
...
Theo đó, tài sản trên tài khoản ký quỹ bù trừ của thành viên bù trừ bao gồm cả tài sản của khách hàng mà thành viên bù trừ sử dụng để ký quỹ bù trừ cho giao dịch chứng khoán của chính khách hàng đó và lãi tiền gửi ngân hàng được nhận.
Tiền và chứng khoán phát sinh từ thực hiện quyền đối với chứng khoán ký quỹ bù trừ trên tài khoản chứng khoán ký quỹ bù trừ được phân bổ theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Do đó, tài khoản ký quỹ bù trừ của thành viên bù trừ chỉ được sử dụng cho các hoạt động nhận và hoàn trả tài sản ký quỹ bù trừ, không được sử dụng cho các mục đích khác.
Lưu ý: Tài khoản ký quỹ bù trừ của thành viên bù trừ phải được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thiết lập, đảm bảo quản lý tách biệt tài sản của thành viên bù trừ với tài sản của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; tách biệt tài sản, tiền thanh toán của từng thành viên bù trừ; tách biệt với tài sản ký quỹ bù trừ của thị trường chứng khoán phái sinh.
Tài khoản ký quỹ bù trừ của thành viên bù trừ chỉ được sử dụng cho hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Thành viên bù trừ có phải nộp bổ sung tài sản ký quỹ bù trừ khi giá trị tài sản ký quỹ bù trừ không đáp ứng được giá trị ký quỹ bù trừ yêu cầu không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư 119/2020/TT-BTC quy định như sau:
Ký quỹ bù trừ của thành viên bù trừ
1. Việc ký quỹ bù trừ của thành viên bù trừ đối với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được thực hiện như sau:
a) Thành viên bù trừ phải nộp ký quỹ bù trừ đầy đủ và kịp thời cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đối với tất cả các giao dịch chứng khoán chưa hoàn tất thanh toán đứng tên thành viên bù trừ, bao gồm cả giao dịch của chính thành viên bù trừ và giao dịch của khách hàng của thành viên bù trừ;
b) Thành viên bù trừ phải nộp bổ sung tài sản ký quỹ bù trừ khi giá trị tài sản ký quỹ bù trừ không đáp ứng được giá trị ký quỹ bù trừ yêu cầu hoặc số dư tiền gửi ký quỹ bù trừ không đảm bảo tỷ lệ ký quỹ bù trừ tối thiểu bằng tiền do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam tính toán đối với toàn bộ giao dịch chứng khoán chưa hoàn tất thanh toán đứng tên thành viên bù trừ và được rút bớt tài sản ký quỹ bù trừ nếu giá trị tài sản ký quỹ bù trừ vượt quá giá trị ký quỹ bù trừ yêu cầu;
c) Tài sản ký quỹ bù trừ của thành viên bù trừ bao gồm tiền, chứng khoán được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp nhận ký quỹ bù trừ. Tỷ lệ ký quỹ bù trừ bằng tiền thực hiện theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, đảm bảo không thấp hơn 90% giá trị tài sản ký quỹ bù trừ. Giá trị ký quỹ bù trừ yêu cầu đối với các giao dịch chứng khoán chưa hoàn tất thanh toán đứng tên thành viên bù trừ được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam tính toán cho thành viên bù trừ hàng ngày dựa trên giá trị ký quỹ rủi ro, giá trị ký quỹ biến đổi, phần bù rủi ro thị trường.
...
Như vậy, nếu giá trị tài sản ký quỹ bù trừ của thành viên bù trừ không đáp ứng được giá trị ký quỹ bù trừ yêu cầu thì thành viên bù trừ phải nộp bổ sung tài sản ký quỹ bù trừ.
Chứng khoán được chấp nhận là tài sản ký quỹ bù trừ cho các giao dịch chứng khoán trong trường hợp nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 29 Thông tư 119/2020/TT-BTC thì chứng khoán được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp nhận là tài sản ký quỹ bù trừ cho các giao dịch chứng khoán trong trường hợp sau:
(1) Không thuộc loại bị cảnh báo, bị kiểm soát, tạm ngừng giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc chứng khoán của các tổ chức phát hành đang trong tình trạng giải thể, phá sản, hợp nhất, sáp nhập;
(2) Không phải là tài sản bảo đảm trong các giao dịch theo quy định pháp luật dân sự về giao dịch tài sản bảo đảm, kể cả tài sản bảo đảm trong giao dịch ký quỹ tại công ty chứng khoán;
Không phải là tài sản đang bị phong tỏa bởi tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước theo quy định pháp luật liên quan;
(3) Không bị phong tỏa, tạm giữ tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
(4) Thuộc loại tự do chuyển nhượng và đã được lưu ký trên tài khoản chứng khoán giao dịch tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
Là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên ký quỹ bù trừ là nhà đầu tư, thành viên bù trừ;
(5) Các điều kiện khác theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.